Nội dung bài viết [Ẩn]
Nghĩa vụ cấp dưỡng là một hình thức nghĩa vụ mang tính nhân thân, không thể được thay thế hay chuyển giao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định, loại nghĩa vụ trên có thể được miễn trừ theo Luật định
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu (khoản 24, Điều 4, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng đã được Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định rõ tại Điều 118, cụ thể như sau:
“Người được cấp dưỡng đã thành niên” tức là đã từ đủ mười tám tuổi trở lên (Điều 20, Bộ Luật dân sự năm 2015) là điều kiện cần và “người có khả năng lao động hoặc có tài sản” chính là điều kiện đủ cho việc chấm dứt một nghĩa vụ cấp dưỡng. Ta có thể hiểu rằng để người cấp dưỡng được miễn trừ trách nhiệm cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng thì người được cấp dưỡng không nhất thiết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (như trường hợp của Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) mà quan trọng nhất là cần có khả năng tham gia lao động phổ thông , tự tạo nguồn thu nhập nuôi sống bản thân.
Với những trường hợp người đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì người cấp dưỡng vẫn phải tiếp tục nghĩa vụ của mình.
Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định Hệ quả của việc nuôi con nuôi:
(i) Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(ii) Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
(iii) Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
(iv) Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Như vậy, sau ngày giao nhận con nuôi, những quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với người con đều được chuyển giao sang cho bố mẹ nuôi. Bố mẹ đẻ đương nhiên sẽ không còn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Bản chất của việc cấp dưỡng được đặt ra là nhằm hỗ trợ người được cấp dưỡng khi họ không có ai nuôi dưỡng, rơi vào tình trạng khó khăn, túng quẫn. Tuy nhiên, nếu bản thân người cấp dưỡng không chỉ dừng lại ở việc cấp dưỡng; tức là “đóng góp tài sản để đáp ứng những nhu cầu cần thiết” (Khoản 24, Điều 4, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) mà còn muốn nuôi dưỡng hay chịu trách nhiệm chăm sóc, cung cấp nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của người được cấp dưỡng, thì đương nhiên nghĩa vụ cấp dưỡng đặt trong trường hợp này sẽ không cần thiết và được pháp luật đương nhiên cho phép được miễn trừ
Như đã đề cập, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác (Điều 107, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) bởi lẽ đây là nghĩa vụ mang tính nhân thân sâu sắc, chỉ đặt ra với những đối tượng có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng và trong những điều kiện đã xác định trong thì mới có quyền và nghĩa vụ trên chứ không phải là bất kì một đối tượng nào khác. Vì lẽ đó, nếu một trong hai bên chủ thể chết, nghĩa vụ cũng chấm dứt như một lẽ tất yếu
Đây là chế định đặt ra đặc biết đối với trường hợp cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình” (Điều 115, Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai chủ thể này được đặt ra nhằm hỗ trợ, giúp đỡ một trong hai người khi họ gặp khó khăn sau quá trình ly hôn. Do đó, khi người này đã kết hôn tức là thiết lập một mối quan hệ hôn nhân mới, có sự trợ giúp nhất định đến từ người chồng, vợ mới thì đương nhiên nghĩa vụ giữa vợ và chồng cũ sẽ được pháp luật miễn trừ. Lưu ý, chế định này không được áp dụng với nghĩa vụ cấp dưỡng giữa chồng/ vợ và con sau ly hôn.
Đây là một quy định mở của pháp luật, tạo nên tính linh hoạt với những trường hợp mà pháp luật chưa dự liệu hoặc những trường hợp tuy chưa được pháp luật quy định cụ thể nhưng có thể được chấp nhận làm căn cứ chấm dứt nghĩa vụ cấp nếu tuân thủ đúng theo những nguyên tắc, chuẩn mực chung mà pháp luật quy định.
Xem thêm: Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật hôn nhân và gia đình
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm