Trụ sở chính là nơi quan trọng gắn với doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và liên quan đến các yếu tố pháp lý.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật. Theo đó, trụ sở là một thành phần bắt buộc của mọi doanh nghiệp, một khi đã thành lập doanh nghiệp thì phải có địa chỉ trụ sở để giao dịch.
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về trụ sở chính doanh nghiệp như sau:
“Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”
Như vậy, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải được xác định rõ ràng, cụ thể. Hơn nữa, doanh nghiệp nên lựa chọn trụ sở ổn định, lâu dài để tránh việc phải thay đổi hoặc điều chỉnh thông tin về đăng ký kinh doanh, hóa đơn.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 để thấy được nhà chung cư gồm 02 loại là:
Nhà chung cư có mục đích để ở là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng chỉ sử dụng cho mục đích để ở.
Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng để sử dụng vào mục đích ở và các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại.
Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng căn hộ chung cư để làm trụ sở thì cần xác định rõ là nhà chung cư có chứa căn hộ đó thuộc loại nào: nhà chung cư có mục đích để ở hay có mục đích sử dụng hỗn hợp?
Trường hợp căn hộ nằm trong nhà chung cư có mục đích để ở thì doanh nghiệp không được phép đặt làm trụ sở doanh nghiệp.
Trường hợp căn hộ nằm trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp và căn hộ đó thuộc khu vực được phép kinh doanh thì mới có thể sử dụng để làm trụ sở doanh nghiệp.
Và trong trường hợp này, doanh nghiệp cần xuất trình các tài liệu chứng minh nhà chung cư mà mình đang sử dụng là “nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp”, hợp đồng thuê nhà hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ … để được Phòng đăng ký kinh doanh xem xét chấp nhận hồ sơ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đăng ký địa chỉ trụ sở là địa chỉ căn hộ chung cư (số phòng, số tòa nhà, …).
Việc treo biển hiệu là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp. Biển hiệu của doanh nghiệp phải được treo ở cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở, và phải chứa các thông tin sau:
Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
Tên doanh nghiệp theo đúng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Địa chỉ, số điện thoại.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của Nghị định 50/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính thì sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài việc tuân thủ các quy định nêu trên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp còn phải đáp ứng một số điều kiện theo từng ngành nghề cụ thể.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm