Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế

Bởi Trần Thu Thủy - 03/01/2020
view 1265
comment-forum-solid 0

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế

Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tich.

Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.

Theo quy định của Điều 8 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 được sửa đổi bởi Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001, thương nhân được phép xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá khộng phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng được ghi trong chứng nhận đăng ký kinh doanh trừ hàng hoá nằm trong danh mục các loại háng hoá cấm xuất khẩu, được nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng được ghi trong chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trước khi tiến hành hoạt động xuất, nhập khẩu, chủ thể kinh doanh phải đăng ký mã số kinh doanh xuất, nhặp khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc Nhà nước Víêt Nam công nhặn năng lực pháp luật của pháp nhân và thể nhân nước ngoài là điều kiện cần thiết để những chủ thể nói trên có khả năng thực hiện những giao dịch thương mại với các thương nhân của chúng ta, cũng như cho việc tiến hành hoạt động thương mại trên lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, viêc xác định năng lực pháp luật của các bên nước ngoài trong hợp đồng được ký kết giữa họ với doanh nghiệp Việt Nam chúng ta trong nhiều trường hợp là điều hoàn toàn không dễ dàng. Điều này có thể giải thích bởi việc trong thực tiễn ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều cái gọi là công ty ma, doanh nghiệp được thành lập để nhập một lô hàng nào đó, sau đó thì không thể tìm thấy chúng. Chính vì vậy để tránh rủi ro, trong hợp đồng thương mại quốc tế, các doanh nghiệp của Việt Nam chúng ta nên chọn phương thức thanh toán phù hợp. Ví dụ, nên chọn phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ trong các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, còn khi nhập khẩu nên chọn điều kiện giao hàng FOB.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực thương mại quốc tế (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.96421 sec| 994.578 kb