Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì: “Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức. Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được”
Ngoài ra có thể hiểu: Mã số hàng hóa là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Bởi vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất. Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về mã số điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.
Mã vạch (Barcode): Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server.
Mã vạch sẽ được trình bày kèm theo mã số và tập hợp thành những hình ảnh và ký tự số tạo nên thang số được gọi Mã số mã vạch hàng hóa.
Mã số mã vạch là sự phân biệt sản phẩm trên từng quốc gia, phân biệt sản phẩm của các cá nhân tổ chức khác nhau. Việc đăng ký mã số mã vạch để doanh nghiệp quản lý số lượng hàng tồn kho, giá thành sản phẩm, các phương tiện công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại một cách nhanh chóng mà không cần ghi chép bằng sổ tay.
Ngoài ra, để đưa hàng vào các siêu thị hoặc thực hiện xuất nhập khẩu thì hàng hóa có mã số mã vạch được gắn lên là điều bắt buộc để các cơ quan đơn vị này dễ dàng kiểm tra, theo dõi các mặt hàng khác nhau của doanh nghiệp.
Một số lợi ích khác khi đăng ký mã số mã vạch:
Khi sản phẩm được đăng ký mã số mã vạch, doanh nghiệp sẽ tiến hành quản lý hàng hóa trên các thiết bị điện tử kỹ thuật số thay thế cho việc ghi chép sổ tay. Từ đó, nguồn nhân lực và thời gian được tiết kiệm tối đa dẫn đến năng suất công việc được nâng cao.
Mã vạch được mã hóa và quản lý, lưu trữ trên các thiết bị điện tử mà không qua các công việc ghi chép hoặc nhập liệu. Vì thế, những sai sót có thể xảy ra được hạn chế tối đa, các kết quả đảm bảo được độ chính xác cao.
Việc thanh toán, tra cứu thông tin nhanh chóng nhờ mã vạch sản phẩm đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng với quy trình được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng.
Khi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm , doanh nghiệp cần công khai các thông tin về sản phẩm. Việc này vừa nâng cao uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm cũng được đánh giá cao hơn trong mắt người tiêu dùng.
Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này.
Để tạo được mã sản phẩm (mã thương phẩm toàn cầu GTIN), doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký hai loại mã: mã doanh nghiệp và mã địa điểm toàn cầu.
Mã doanh nghiệp: là mã đầu tiên được cấp cho mỗi doanh nghiệp khi đăng ký thành công mã số mã vạch. Doanh nghiệp cần có mã này mới có thể thực hiện được các thủ tục đăng ký tiếp theo.
Mã địa điểm toàn cầu: là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra
Loại mã được sử dụng phổ biến là mã thương phẩm toàn cầu (GTIN 13/EAN 13). Trong trường hợp sản phẩm cá nhân tổ chức muốn in lên có kích thước nhỏ, thì mã số rút gọn (viết tắt là EAN 8) là một sự lựa chọn thay thế cho mã thương phẩm toàn cầu.
Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
Dịch vụ thư ký luật dành cho doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm