Đầu tư công là gì?

Bởi Phạm Nhật Thăng - 13/09/2023
view 0
comment-forum-solid 0
Theo Luật Đầu tư Công năm 2013, đầu tư công được hiểu là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào chương trình và dự án xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội  nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy, đầu tư công sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ Nhà nước để thiết kế, xây dựng dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cùng với các chương trình, dự án nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.

Đầu tư công là gì?

Theo Luật Đầu tư Công năm 2013, đầu tư công được hiểu là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào chương trình và dự án xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội  nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Như vậy, đầu tư công sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ Nhà nước để thiết kế, xây dựng dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cùng với các chương trình, dự án nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.

Đặc điểm của đầu tư công là gì?

Đây là hoạt động đầu tư và được thực hiện bởi Nhà nước. Nhà nước quyết định từ các chủ trương, kế hoạch, phê duyệt đến việc ra quyết định đầu tư, tổ chức và quản lý đầu tư. Việc thực hiện dự án đầu tư được thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, nhà thầu. Các dự án đầu tư có thể là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn vốn để đầu tư cho các hoạt động đầu tư công là từ Nhà nước (bao gồm có: ngân sách nhà nước, nguồn gốc vốn từ ngân sách; khoản tín dụng đầu tư của Nhà nước; khoản vay nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương…). Hoạt động đầu tư công bị chi phối bởi chính sách nguồn vốn là chủ yếu. 

xem thêm: pháp lý trong lĩnh vực đầu tư

Đặc điểm của đầu tư công là gì?

Mục đích hoạt động đầu tư công nhằm

Phát triển nền kinh tế – xã hội, trong đó chủ yếu hướng tới các mục tiêu của chính sách công, đầu tư thành lập Doanh nghiệp Nhà nước nhằm giữ vị trí chủ đạo, then chốt. Đây là một công cụ của Nhà nước để điều tiết kinh tế.

Thực hiện các mục tiêu kinh doanh, tạo thu nhập cho Nhà nước; đầu tư các lĩnh vực thiết yếu, quan trọng, lấp đầy những “lỗ hổng”, đảm bảo cân đối nền kinh tế.

Ngoài ra hoạt động này còn vì mục tiêu như: phát triển hệ thống hạ tầng nền kinh tế – xã hội; nhằm tạo việc làm; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa vùng, miền; phát triển biên giới, hải đảo, …

Đối tượng và dự án đầu tư công

Đầu tư công áp dụng với các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động đầu tư công, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

Luật Đầu tư công 2019 đã  bổ sung thêm đối tượng cụ thể của đầu tư công gồm có:

- Đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội.

- Đầu tư, phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội.

- Đầu tư, hỗ trợ các hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm, công ích, phúc lợi xã hội.

- Đầu tư, tham gia thực hiện các dự án theo phương án  đối tác công tư.

- Đầu tư lập, thẩm định, quyết định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh các quy hoạch theo quy định pháp luật về việc quy hoạch.

- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, phí quản lý; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

xem thêm: dịch vụ pháp lý thương mại

Dự án đầu tư công gồm có:

- Các dự án và chương trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước

- Các dự án sử dụng vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA)

- Các dự án sử dụng nguồn vốn vay ( có bảo lãnh của Chính phủ)

- Các dự án sử dụng vốn nhà nước không phải là mục đích kinh doanh

- Các dự án sử dụng vốn nhà nước nhằm  mục đích kinh doanh

- Các dự án công trình xây dựng

- Các dự án không có công trình xây dựng (như mua sắm công)

- Các dự án có nguồn vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)

Các loại đầu tư công hiện nay

Tùy thuộc các tiêu chí khác nhau hiện nay có các loại đầu tư công như sau:

- Dựa theo tiêu chí nguồn vốn

- Đầu tư công gồm có các hoạt động đầu tư, hỗ trợ đầu tư có sử dụng vốn nhà nước vào những công trình, dự án để phát triển kinh tế xã hội. Vốn nhà nước trong đầu tư công gồm có vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; vốn huy động được từ trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phương, công trái của quốc gia; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng được Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước. 

Theo tiêu chí này đầu tư công được chia thành thành 05 loại:

(1) Đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước (gồm có cả vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước)

(2) Đầu tư công sử dụng vốn từ nguồn gốc ngân sách

(3) Đầu tư công sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA)

(4) Đầu tư công sử dụng nguồn vốn vay có sự bảo lãnh của Chính phủ và chính quyền địa phương.

(5) Đầu tư công sử dụng vốn hỗn hợp

Dựa theo tính chất của dự án

Dựa vào tính chất của dự án đầu tư công được chia thành 02 loại:

- Đầu tư công theo dự án có xây dựng công trình

- Đầu tư công theo dự án không có xây dựng công trình.

Dựa theo mục tiêu và phạm vi đầu tư

Dựa vào mục tiêu và phạm vi đầu tư, đầu tư công được chia thành 02 loại:

Đầu tư công vào những hoạt động không có khả năng hoàn vốn. Đây là loại hình đầu tư vì mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, hình thành cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội nhằm hỗ trợ, phát triển, kích thích thu hút những nguồn vốn khác.

Đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận như: đầu tư các dự án và thành lập doanh nghiệp Nhà nước thực hiện dự án đầu tư công; đầu tư vào các chương trình, dự án với mục đích kinh doanh; đầu tư qua các tổ chức kinh tế do Nhà nước lập ra.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.55609 sec| 1019.188 kb