Dịch Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng không?

view 1695
comment-forum-solid 0

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Dịch Covid-19 hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh điêu đứng, phải trả mặt bằng. Nhiều hợp đồng dân sự được ký kết trước khi bùng phát dịch đã không thể thực hiện được khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng, đặc biệt là việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán, trong trường hợp bất khả kháng.

Trước tình hình đó, một số các bên đã đưa ra điều khoản “sự kiện bất khả kháng” và coi dịch Covid-19 là một sự kiện bất khả kháng để áp dụng. Vậy, nếu xét về góc độ pháp lý thì dịch bệnh Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng trong giao dịch thương mại không?

Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Sự kiện bất khả kháng được hiểu như thế nào?

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” (Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Như vậy, một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng khi hội tụ đủ các yếu tố:

(i) Sự kiện đó phải xảy ra khách quan không thể lường trước được

Sự kiện bất khả kháng có thể bao gồm các trường hợp sau đây: Các hiện tượng thiên tai (mưa, lũ, hỏa hoạn, bão, sóng thần), chiến tranh, đảo chính, thay đổi chính sách pháp luật,… hoặc các bên có thể tự thỏa thuận coi những trường hợp như: mất điện, lỗi mạng, hết nhiên liệu,…là sự kiện bất khả kháng khiến cho các bên không thể thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong giao dịch.

(ii) Sự kiện đó phải không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

Đây là một yếu tố quan trọng trong việc xác định đó có phải sự kiện bất khả kháng hay không. Có không ít trường hợp vì lý do thiên tai, thời tiết mà một bên không thể thực hiện được hợp đồng. Tuy nhiên, liệu lý do thời tiết có phải nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại hay không? Hoặc liệu bên vi phạm đã làm mọi biện pháp khắc phục trong khả năng cho phép để ngăn điều đó xảy ra hay chưa thì cần được xác định rõ ràng.

Dịch Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng không?

Khi dịch bùng phát, các cơ quan công quyền đã ban hành các "lệnh" không được phép hoạt động và lẽ đương nhiên các "lệnh cấm" này trở thành bất khả kháng. Lệnh dừng các hoạt động là một yếu tố khách quan và cũng không thể lường trước được do đây là các quyết định của Cơ quan Nhà nước khi có dịch bệnh xảy ra và nó làm cho giao dịch không thể thực hiện được.

Trong trường hợp này, chúng ta phải lưu ý các hệ quả xuất phát từ "lệnh cấm". Trong trường hợp có xảy ra thiệt hại, về nguyên tắc, người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, luật cũng cho phép trong trường hợp này các bên có thể thỏa thuận lại. Do đó, tùy theo quan hệ giữa các bên, khi xảy ra thiệt hại xuất phát từ lệnh cấm đó, các bên hoàn toàn có thể cùng chia sẻ rủi ro.

Trong quan hệ hợp đồng, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng xuất phát từ "lệnh cấm" trên, chúng ta phải đặt ra trường hợp: nếu lệnh này làm cho hợp đồng vĩnh viễn không thể thực hiện được thì hợp đồng có buộc phải chấm dứt hay không? Chẳng hạn, các bên thỏa thuận chuyển hàng vào đúng ngày giờ cụ thể cho một sự kiện, nhưng "lệnh cấm" lại không cho phép chuyển hàng, lẽ đương nhiên hợp đồng này phải chấm dứt. Tuy nhiên, nếu các bên lựa chọn vận chuyển hàng hóa đến một địa điểm mà không quá quan trọng về mặt thời gian, có thể kéo dài một đến hai tuần thì hợp đồng đó chưa chắc đã chấm dứt mà có thể kéo dài trong thời gian của hợp đồng ấy. Sau lệnh cấm thì các bên có thể tiếp tục giao dịch.

Như vậy, dịch Covid-19, có thể coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên chứng minh được rằng trong tình huống cụ thể của mình hậu quả gây ra bởi dịch Covid-19 là không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp trong khả năng của mình.

Được miễn trừ nghĩa vụ, trách nhiệm vì dịch Covid-19 - nếu xem đó là sự kiện bất khả kháng?

Giao kết hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên dựa trên nguyên tắc tự do, thiện chí, trung thực và bình đẳng. Theo đó, các bên có thể yêu cầu, đàm phán với nhau việc chấm dứt hoặc thay đổi các điều kiện trong hợp đồng. Tuy nhiên, sự yêu cầu này cần tuân thủ theo nội dung hợp đồng mà các bên đã thoả thuận trước đó, đồng thời phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.

Tại Khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. 

Điểm b Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định: "Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm: ...b. Xảy ra sự kiện bất khả kháng..."

Như vậy, theo quy định của pháp luật khi có sự kiện bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì không phải chịu trách nhiệm dân sự. Các bên phải xem lại hợp đồng đã ký kết quy định như thế nào về hậu quả khi xảy ra sự kiện bất khả kháng? Bên bị ảnh hưởng có nghĩa vụ thông báo cho bên kia không? Các bên có quyền được gia hạn hợp đồng cho một khoảng thời gian quy định tại hợp đồng hay không? Tùy vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mà một hoặc các bên có quyền chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp các bên không quy định về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng, tuy nhiên hợp đồng các bên thuộc điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005 thì các bên có thể gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 296 Luật Thương mại năm 2005.

Trong trường hợp hợp đồng không quy định rõ về các điều khoản sự kiện bất khả kháng, khi doanh nghiệp là bên có nghĩa vụ phải thực hiện, để tránh các vi phạm hợp đồng, doanh nghiệp cần gửi thông báo cho bên còn lại về sự kiện bất khả kháng do dịch Covid -19. Trong thông báo cần ghi rõ, thời điểm bắt đầu sự kiện bất khả kháng; ảnh hưởng của dịch Covid -19, các biện pháp đã hoặc sẽ thực hiện để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid -19; dự liệu các thiệt hại có thể phát sinh và đề nghị bên còn lại xem xét, đàm phán và thống nhất về các biện pháp xử lý tài chính, nghĩa vụ tồn đọng của bên đó trước dịch Covid-19. Các biên bản thỏa thuận, làm việc này cần được lập thành văn bản, phụ lục của Hợp đồng.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Dịch vụ pháp lý tư vấn về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Dịch vụ pháp lý tư vấn về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest: (i) tư vấn, hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng về các vấn đề khác trong lĩnh vực doanh nghiệp; (ii) đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện công việc; (iii) hỗ trợ dịch thuật, xác nhận giấy tờ và giúp đỡ về pháp luật khác.

Với hệ thống đối tác liên quan đến dịch vụ doanh nghiệp: tư vấn pháp luật lao động, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn thuế - kế toán… Công ty Luật TNHH Everest có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.

Với mạng lưới chi nhánh, đại lý tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Hồ Chí Minh…, cùng với việc áp dụng công nghệ, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, Công ty Luật TNHH Everest có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh và chi phí hợp lý.

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.98276 sec| 1054.961 kb