Căn cứ vào các nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng, từ đó có thể thấy vợ chồng có quyền lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc theo luật định, việc lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận là quyền tự do của hai vợ chồng.
Về hình thức thể hiện của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:“ Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”. Như vậy, khi hai bên lựa chon chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập thành văn bản. Không những thế, văn bản này bắt buộc phải được lập trước khi kết hôn. Quy định này phù hợp với nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng “ nếu khi kết hôn mà vợ chồng không có thỏa tuân xác lập chế độ tài sản thì chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật mặc nhiên được áp dụng”.
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến quyền lợi của vợ, chồng, các con và quyền lợi của người thứ ba. Do đó, việc lập chế độ tài sản của vợ chồng phải theo thể thức công chứng, công chứng viên là người có chuyên môn trong lĩnh vực hợp đồng, giao dịch, sẽ giúp cho vợ chồng có được những thỏa thuận phù hợp với hoàn cảnh của họ và phù hợp với pháp luật. Tuy nhiên, trong điều kiện có những địa phương chưa có tổ chức hành nghề công chứng nên để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Luật Hôn nhân và gia đình2014 quy định thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản phải được công chứng hoặc chứng thực.
Sau khi đã được lập thành văn bản, luật quy định văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vẫn chưa phát sinh hiệu lực ngay cả khi đã được công chứng hoặc chứng thực. Văn bản này chỉ phát sinh hiệu lực khi vợ chồng hoàn tất các thủ tục đăng kí kết hôn một cách hợp pháp. Trong trường hợp việc kết hôn không xảy ra, thỏa thuận về xác lập chế độ tài sản trong hôn nhân mặc nhiên không phát sinh hiệu lực.
Có thể thấy, việc luật quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ, sau khi vợ chồng đã kết hôn mà không xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận thì chế độ tài sản pháp định mặc nhiên được áp dụng. Lúc này, vợ chồng muốn thỏa thuận về tài sản có thể áp dụng các quy định chung về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân được cụ thể tại các điều từ 39 đến 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Có thể thấy, việc lựa chọn chế độ tài sản của vợ chông theo thỏa thuận trước khi kết hôn là một trong những dấu mộc quan trọng để đánh dấu việc xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, là cơ sở thuận lợi cho việc áp dụng các quy định của pháp luật cũng như bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba tham gia vào giao dịch với một bên vợ hoặc chồng. Cùng với đó, cũng có rất nhiều nước trên thế giới hiện nay cũng có quy định tương tự về vấn đề này, tại điều 756 Bộ Luật dân sự Nhật Bản quy định“nếu vợ hoặc chồng trước khi đăng ký kết hôn không ký một hợp đồng nào nhằm quy định khác đi tài sản của mình, thì quan hệ tài sản của họ được điều chỉnh bởi quy định tại tiểu mục II(tiểu mục quy định chế định tài sản pháp định).Có thể thấy quy định này trong Bộ luật dân sự Nhật Bản đã chỉ rõ sự ưu tiên áp dụng việc giao kết hợp đồng của vợ chồng về các vấn đề tài sản của họ, pháp luật chỉ quy định khi vợ, chồng không có thỏa thuận gì về tài sản thì vấn đề về tài sản của vợ chồng mới theo quy định của pháp luật. Điều 1465 Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định:“khi vợ chồng không có thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ trước khi kết hôn, thì quan hệ giữa họ và tài sản sẽ được điều chỉnh bởi những quy định của chương này. Bất cứ thỏa thuận nào trong điều khoản trước khi thành hôn trái với trật tự công cộng, đạo đức hoặc quy định là quan hệ giữa hai vợ chồng về tài sản đó sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài thì vô hiệu”. Điều 1387 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp cũng quy định: “Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận riêng mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và những quy đinh sau đây…”.
Theo quy định tại khoản 1 điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về các trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
“ Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan; Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này; Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình”.
Như vậy, khi thừa nhận vợ chồng có quyền xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, pháp luật cũng đặt ra những quy định để bảo đảm những thỏa thuận này không đi ngược lại với bản chất của hôn nhân, lợi ích chung của gia đình và không xâm hại đến lợi ích của người thứ ba, nếu vi phạm các quy định này, thỏa thuận của vợ chồng sẽ bị tòa án tuyên bố vô hiệu khi có yêu cầu của những người có quyền và lợi ích liên quan.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm