Khi quyết định người giành được quyền nuôi con, Tòa án thường căn cứ vào các điều kiện về vật chất, tinh thần. Người nào phù hợp nhất với quyền lợi của con sẽ được ưu tiên nuôi con sau khi ly hôn.
Hỏi: Vợ, chồng tôi kết hôn được nhiều năm, nhưng vì cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, lục đục suốt ngày, nên chúng tôi quyết định ly hôn. Chúng tôi có cả hai đứa con đều trên 3 tuổi. Cho hỏi, muốn nuôi con thì cần phải chứng minh những gì để đủ điều kiện giành quyền nuôi con? (Lan Anh - Hà Nội)
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Luật sư tư vấn
Trong cuộc sống hôn nhân, vì nhiều lý do khác nhau mà các cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống và duy trì quan hệ hôn nhân được nữa. Có lẽ đối với nhiều cặp vợ chồng, khi ly hôn việc được Tòa án công nhận quyền nuôi dưỡng con mình sau ly hôn là vô cùng quan trọng, theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình thì để giành được quyền nuôi con cha hoặc mẹ phải chứng minh được mình có đầy đủ điều kiện để nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn. Tuy nhiên, cha, mẹ phải chứng mình bằng cách nào? Chứng minh những vấn đề gì để Toa án công nhận quyền nuôi con cho mình?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu con muốn ở với cha hoặc mẹ thì Tòa án sẽ cân nhắc để cháu được ở với người đó, trên thực tế có nhiều trường hợp con muốn ở với mẹ nhưng vì mẹ không có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc và nuôi dưỡng cho con thì Tòa án sẽ quyết định giành quyền nuôi con cho bố nếu như bố có đủ điều kiện để chăm sóc con.
Xem thêm: Quyền nuôi con sau khi ly hôn
1. Điều kiện về kinh tế
Khi xem xét đến yếu tố kinh tế để công nhận quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.
2. Điều kiện về nhân phẩm, đạo đức
Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội. Nếu cha, mẹ thường xuyên đánh đập con cái, sống không chan hòa với làng xóm thì chắc chắn Tòa án sẽ không công nhận quyền nuôi con cho người đó.
3. Điều kiện về thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con
Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.
Đó chỉ là một trong những cách để chứng minh đủ điều kiện nuôi con sau ly hôn của cha và mẹ, khi xem xét vấn đề này Tòa án sẽ phân tích kỹ lưỡng và toàn diện mọi mặt của cha, mẹ để đảm bảo rằng người con được hưởng những thứ tốt nhất từ người chăm sóc mình sau khi ly hôn.
Rõ ràng, việc cha, mẹ ly hôn là một ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và cuộc sống của con cái, nếu như người chăm sóc con sau ly hôn không tốt thì sẽ càng tác động hơn nữa đến cuộc sống của con cái.
Xem thêm: Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm