Doanh nghiệp xã hội, các vấn đề cần lưu ý theo pháp luật Việt Nam

view 822
comment-forum-solid 0

Các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam hiện nay với sự hỗ trợ từ phía nhà nước, xã hội đang hoạt động khá hiệu quả, bước đầu góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như đào tạo kỹ năng nghề cho con em gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật... tạo cho họ việc làm ổn định, có thu nhập tương đối cao trong điều kiện chung của xã hội.

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam

Theo Luật Thương mại năm 2005:

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau: Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Pháp luật, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Doanh nghiệp xã hội có tiêu chí đầu tiên là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật – Luật doanh nghiệp. Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không coi doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Về vấn đề đặt tên cho doanh nghiệp xã hội, doanh nhân xã hội sẽ chủ động quyết định đặt tên cho doanh nghiệp xã hội phù hợp với quy định của pháp luật. Việc thêm từ "xã hội" vào tên doanh nghiệp được quy định trong luật nhưng không bắt buộc. Ngoài ra, pháp luật hiện hành không có quy định cấm hay hạn chế các nhà đầu tư sử dụng cụm từ “doanh nghiệp xã hội” hay từ viết tắt “doanh nghiệp xã hội” trong tên của doanh nghiệp truyền thống. Hệ quả là thực tế có thể sẽ tồn tại những nhà đầu tư lợi dụng các cụm từ này trong việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình để công chúng và đối tác nhầm lẫn về chủ thể nhằm kinh doanh không lành mạnh. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có quy định cấm việc sử dụng các cụm từ “doanh nghiệp xã hội” hay từ viết tắt “doanh nghiệp xã hội” trong tên của doanh nghiệp thông thường.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198.

Đặc điểm chung của Doanh nghiệp xã hội

Nhìn chung Doanh nghiệp xã hội có ba đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp xã hội đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu ngay từ khi thành lập. Mục tiêu xã hội của doanh nghiệp được tuyên bố công khai, rõ ràng minh bạch. Mỗi doanh nghiệp xã hội được lập ra để giải quyết mục tiêu xã hội cụ thể, phục vụ cho một cộng đồng hay nhóm xã hội được công nhận, chứ không phải chỉ phục vụ cho cá nhân. Đây là một trong những điểm khác, phân biệt doanh nghiệp xã hội với doanh nghiệp truyền thống.

Thứ hai, doanh nghiệp xã hội sử dụng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội đã đặt ra. Hoạt động kinh doanh là nét đặc thù cũng như thế mạnh của doanh nghiệp xã hội so với các tổ khác cũng hoạt động vì mục đích xã hội như tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận. Doanh nghiệp xã hội trên con đường thực hiện mục tiêu, sứ mệnh của mình phải cạnh tranh bình đẳng, công bằng với các doanh nghiệp truyền thống trong cùng lĩnh vực. Đây là thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp xã hội có thể tự khẳng định mình, luôn độc lập và tự chủ trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

Cuối cùng là việc doanh nghiệp xã hội sử dụng phần lớn các lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để phục vụ cho cộng đồng, mục tiêu xã hội. Việc tái phân bổ lợi nhuận trở lại cho cộng đồng, xã hội là tiêu trí quan trọng phân định xem doanh nghiệp đang hoạt động “vì lợi nhuận” hay “vì xã hội”. Tiêu chí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư phục vụ các mục tiêu xã hội là điểm phân biệt doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường, thể hiện rõ nét tiêu chí “vì xã hội”.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký luật dành cho doanh nghiệpDịch vụ pháp lý thường xuyên dành cho doanh nghiệp

Chính sách phát triển Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Về lý luận thì doanh nghiệp xã hội sẽ hoạt động kinh doanh, cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp truyền thống để thực hiện mục tiêu, sứ mệnh xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình dẫn đến cần tới sự hỗ trợ can thiệp của nhà nước. Điều 2 Nghị định Nghị định số 96/2015/NĐ-CP nhấn mạnh rằng: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.”

Nhà nước đưa ra các chính sách phát triển khác nhau đối với mỗi loại hình tổ chức doanh nghiệp xã hội khác nhau. Lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế , văn hóa thể thao và môi trường là các kinh vực mà nhà nước chú trọng, đặc biệt quan tâm phát triển được quy định cụ thể tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP quy định về Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ quy định về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. Các doanh nghiệp xã hội hoạt động trong các lĩnh vực trên có thể được hưởng một số chính sách ưu đãi như sau:

Chính sách ưu đãi về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng.

Cơ quan có thẩm quyền  sử dụng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có, hoặc xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp xã hội thuê dài hạn với giá ưu đãi. Mức giá ưu đãi tối đa không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng và tiền lãi của cơ sở kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng trường học, bệnh viện, khu vui chơi, khu thể thao, bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, rạp hát, rạp chiếu phim... theo quy hoạch đã được phê duyệt, thì cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Chính sach ưu đãi về đất đai

Doanh nghiêp xã hội có thể được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa theo các hình thức: Giao đất không thu tiền sử dụng đất; Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất; Giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất. Các trường hợp khác sẽ được quy định cụ thể tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.

Chính sách về thuế, lệ phí

Doanh nghiệp xã hội có thể được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất; được miễn các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất và được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành. Đặc biệt, doanh nghiệp xã hội cũng được hưởng các chính sách ưu đãi về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chính sách ưu đãi về tín dụng

Doanh nghiệp xã hội còn có thể được vay vốn tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư của nhà nước.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.18685 sec| 1042.898 kb