Vì một lí do nào đó nên trong quá trình kinh doanh công ty phải chấm dứt hoạt động thông qua thủ tục giải thể hoặc phá sản. Vậy, khi rơi vào tình huống giải thể công ty, các doanh nghiệp cần phải có những giấy tờ gì và thủ tục như thế nào?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Thực tế cho thấy có nhiều người thành lập công ty và sau đó cho dù công ty dù không hoạt động nữa nhưng không có thông báo tạm ngừng hoạt động, không giải thể doanh nghiệp do ngại thủ tục và hồ sơ phức tạp, tốn nhiều thời gian…
Việc này khiến cho công tác quản lý doanh nghiệp của nhà nước gặp khó khăn và các chủ sở hữu cũng thiệt hại về tài sản ngày càng tăng dần theo thời gian. Chính vì thế, khi bạn không tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nữa thì nên tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính bạn.
Doanh nghiệp có thể giải thể khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện sau:
Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.
Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.
Trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán (mất khả năng thanh toán) thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
Bước 1. Ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể công ty.
Bước 2. Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa án , doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể
Doanh nghiệp giải thể phải gửi: quyết định giải thể; danh sách các chủ nợ và phương thức giải quyết nợ đối với từng chủ nợ đến các cơ quan sau:
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Cơ quan quản lý thuế trực tiếp
Người lao động
Niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp
Các chủ nợ
Bước 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không có sự phản đối của bên có liên quan hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giải thể của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo giải thể doanh nghiệp và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử.
Thủ tục giải thể đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp chỉ khác nhau về giấy tờ hồ sơ, còn trình tự thực hiện thủ tục là giống nhau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan bao gồm:
Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (theo mẫu)
Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.
Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan;
Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi lên phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm các giấy tờ sau: thông báo giải thể doanh nghiệp; quyết định giải thể doanh nghiệp; biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp; biên bản thanh lý tài sản; xác nhận đóng tài khoản ngân hàng; xác nhận đóng mã số thuế; danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có); bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu).
Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước năm 2015 mà sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan công an. Hồ sơ trả con dấu bao gồm:
Công văn xin trả mã dấu
Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ngoài việc gửi thông bảo giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn phải gửi thông báo, quyết định giải thể của mình tới người lao động, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính.
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản, Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong cở sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm