Giảm mức phạt đối với hành vi mua bán ngoại tệ trái phép

Bởi Trần Thu Thủy - 18/12/2019
view 540
comment-forum-solid 0

Thay vì mức phạt đang áp dụng là 80-100 triệu đồng với hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi, mức phạt đối với hành vi mua bán ngoại tệ trái phép chỉ còn 10-20 triệu. Đó là nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến rộng rãi.

Chuyên viên Huỳnh Thu Hương - tư vấn về thủ tục làm căn cước công dân cho người tạm trú Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định pháp luật về xử phạt hành vi mua bán ngoại tệ trái phép

Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 31/12/2019. Theo đó: 

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật; niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng; mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan...

Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 100-150 triệu đồng nếu vi phạm một trong các hành vi: Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định.

Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật; hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.

Dự thảo giảm mức phạt đối với hành vi mua bán ngoại tệ trái phép

Điều chỉnh theo hướng hạn chế mức độ xử phạt

Trong Tờ trình Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã nhận định Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được Chính phủ ban hành ngày 17/10/2014, có hiệu lực thi hành từ 10/12/2014, sau 04 năm áp dụng, Nghị định số 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/10/2014 đã bộc lộ nhiều bất cập;  Một số quy định về mức phạt đã không còn phù hợp với tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm, đặc biệt là trong trường hợp đối tượng vi phạm là cá nhân.

Ví dụ: quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ (Điểm a Khoản 3 Điều 24); phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật (Điểm c Khoản 6 Điều 24); phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mua, bán vàng miếng tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (Điểm b Khoản 1 Điều 25);…

Ngân hàng Nhà nước đánh giá đây là các hành vi không nghiêm trọng. Do đó, đã có điều chỉnh theo hướng hạn chế mức độ xử phạt nặng khi xem xét mức độ nghiêm trọng hay không của hành vi vi phạm.

Phạt là 10-20 triệu, thay vì mức phạt đang áp dụng là 80-100 triệu

Dự thảo Nghị định mới quy định mức phạt là 10-20 triệu, thay vì mức phạt đang áp dụng là 80-100 triệu đồng với hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi.

Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản thường chỉ áp dụng chủ yếu để răn đe, giáo dục người dân tôn trọng, có ý thức thực thi pháp luật.

Giảm mức phạt với hành vi mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp

Dự thảo đã giảm mức phạt với hành vi mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh xuống còn 10-20 triệu thay vì mức 30-60 triệu như hiện hành.

Phạt từ 50 đến 100 triệu đồng đối với hành vi lấy cắp, tiết lộ và cung cấp thông tin thẻ, chủ thẻ

Dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP đã bổ sung nhiều hành vi bị xử phạt nặng trong thanh toán ngân hàng.

Cụ thể: xử phạt từ 50 đến 100 triệu đồng đối với hành vi lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ; tiết lộ và cung cấp thông tin thẻ, chủ thẻ và giao dịch thẻ ngân hàng; Phạt ngân hàng từ 10 đến 15 triệu đồng đối với hành vi không thông báo việc lắp đặt, thay đổi địa điểm, thay đổi thời gian hoạt động, chấm dứt hoạt động của máy giao dịch tự động; không đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống máy giao dịch tự động; không giám sát mức tồn quỹ tại máy giao dịch tự động, không đảm bảo máy giao dịch tự động phải có tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng theo quy định.

Phạt ngân hàng không đảm bảo yêu cầu về hạn mức cho một lần rút tiền

Ngân hàng không đảm bảo yêu cầu về hạn mức cho một lần rút tiền tại máy giao dịch tự động cũng sẽ bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.

Dự thảo còn bổ sung quy định xử lý vi phạm quy định về mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; xử lý vi phạm về công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.94134 sec| 1038.797 kb