Góp vốn bằng tài sản cố định

Bởi Trần Thu Thủy - 19/05/2020
view 840
comment-forum-solid 0

Bên cạnh các loại tài sản góp vốn truyền thống như tiền, vàng, ngoại tệ, … thì tài sản cố định cũng là một trong số tài sản góp vốn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về việc góp vốn bằng loại tài sản này.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Tài sản cố định dùng đề góp vốn là gì?

Khi một tài sản được dùng để góp vốn vào công ty, thì tiên quyết, nó phải định giá được bằng đồng Việt Nam và thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của người góp vốn.

Đồng thời, tài sản đó còn phải đáp ứng cả 3 tiêu chuẩn cơ bản đối với tài sản cố định, gồm:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;

Có thời gian sử dụng trên 01 năm;

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Vì những đặc điểm trên, quy trình góp vốn bằng tài sản cố định đòi hỏi phải tuân thủ theo trình tự nhất định.

Quy trình góp vốn bằng tài sản cố định

Việc góp vốn có thể xảy ra vào lúc thành lập công ty hay khi công ty đang hoạt động; nhằm mục đích tạo thành hay làm tăng thêm vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, dù góp vốn vào thời điểm nào đi chăng nữa, việc góp vốn bằng tài sản cố định cơ bản được thực hiện như sau:

Một là, định giá tài sản góp vốn

Khi thành lập doanh nghiệp, tài sản góp vốn phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí.

Nếu doanh nghiệp đang hoạt động mà nhận thêm góp vốn, tài sản góp vốn phải được chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá.

Hoặc, tài sản góp vốn được định giá bởi một tổ chức định giá chuyên nghiệp và được các bên có liên quan nêu trên chấp thuận.

Trường hợp thỏa thuận tự định giá, các bên có thể lập Biên bản định giá tài sản góp vốn hoặc Biên bản góp vốn để ghi nhận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các bên có liên quan nêu trên (trừ tổ chức định giá chuyên nghiệp) phải chịu trách nhiệm cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Hai là, cam kết góp vốn

Người góp vốn vào công ty phải cam kết về giá trị phần vốn góp, loại tài sản góp vốn, phương thức góp vốn.

Tùy thời điểm góp vốn mà các vấn đề về thông tin phần vốn góp nêu trên sẽ được ghi nhận cụ thể trong:

Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu việc góp vốn nhằm thành lập doanh nghiệp, trong đó, người góp vốn phải cam kết về thời điểm góp vốn vào công ty (trừ loại hình công ty hợp danh);

Nếu xét thấy cần thiết, các sáng lập viên có thể lập Biên bản hoặc Hợp đồng góp vốn kinh doanh.

Giấy đề nghị thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp nếu góp thêm vốn vào công ty đang hoạt động;

Lưu ý là, trừ loại hình công ty TNHH một thành viên, khi các loại hình công ty khác nhận thêm vốn góp phải lập Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ, thay đổi thành viên góp vốn và thay đổi tỷ lệ góp vốn (nếu có) trước khi thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ba là, thực hiện góp vốn

Người góp vốn có trách nhiệm góp đủ, đúng hạn, đúng phương thức và loại tài sản như đã cam kết.

Trừ loại hình công ty hợp danh, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp phải được hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu tài sản góp vốn là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp. Quý thành viên có thể tham khảo tại các công việc sau:

Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

Tài sản góp vốn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Tài sản góp vốn là phương tiện thủy nội địa

Tài sản góp vốn là tàu biển

Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh,

Bên cạnh đó, các bên phải lập bộ chứng từ góp vốn tương ứng với đối tượng người góp vốn như sau:

Trường hợp người góp vốn là tổ chức, cá nhân không kinh doanh bao gồm:

Biên bản chứng nhận góp vốn;

Biên bản giao nhận tàidoanh sản.

Trường hợp người góp vốn là tổ chức, cá nhân kinh doanh:

Hợp đồng liên , liên kết;

Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật),

Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn (nếu có) không phải chịu lệ phí trước bạ nhưng phải thực hiện kê khai theo quy định của pháp luật.

Công ty nhận góp vốn không phải xuất hóa đơn cho người góp vốn, không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với tài sản được góp vốn.

Tài sản cố định đã góp vốn hợp pháp trở thành tài sản cố định của công ty, công ty thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.28635 sec| 1013.359 kb