Mang thai hộ vì mục đích thương mại - vi phạm pháp luật nghiêm trọng!

Bởi Trần Thu Thủy - 30/09/2021
view 241
comment-forum-solid 0

Hiện nay, việc mang thai hộ có mục đích tốt đẹp là giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có đứa con của chính họ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, việc mang thai hộ giờ không còn khó khăn như trước đây nữa. Điều đó dẫn đến tình trạng thương mại hóa hoạt động mang thai hộ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các quy định pháp luật quản lý hoạt động mang thai hộ hiện nay.

mang thai hộ mục đích thương mại Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mang thai hộ là gì? Có được phép mang thai hộ ở Việt Nam không?

Mang thai hộ là hoạt động mà một người phụ nữ tự nguyện mang thai giúp một cặp vợ chồng hiếm muộn, không thể sinh con.

Về cơ bản, đó là hành vi lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tin trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này sinh con.

Hiện nay, hoạt động mang thai hộ được nhà nước cho phép là hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tức là người mang thai hộ hoàn toàn tự nguyện mang thai giúp cặp vợ chồng và không hề vì bất kỳ lợi ích kinh tế nào.

Mời bạn tham khảo thêm kiến thức pháp luật tại tin tức pháp luật!

Hiểu như thế nào là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Như trên đã phân tích, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hoạt động tự nguyện mang thai của một người, nhằm mục đích giúp đỡ cặp vợ chồng hiếm muộn, khó khăn trong việc sinh con.

Hoạt động này có ý nghĩ nhân đạo, tốt đẹp vì giúp đỡ những người không có con có được cơ hội được làm cha, làm mẹ của đứa con mang huyết thống của mình. Việc làm trên được thực hiện bằng sự tự nguyện của người mang thai, và được xác lập bằng văn bản. Các bên phải tuân theo thủ tục khá chặt chẽ, phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Những điều này được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Theo đó, một số điều kiện cần đáp ứng là:

  • Người mang thai họ vì mục đích nhân đạo phải có mối quan hệ họ hàng với vợ hoặc chồng người nhờ mang thai hộ
  • Hai bên hoàn toàn tự nguyện.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại

Theo Khoản 22 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác."

Như vậy, sự giống nhau giữa hai hình thức trên là đều áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản để sinh con cho người gặp khó khăn về sinh sản, không sinh được con.

Tuy nhiên, sự khác nhau nằm ở mục đích của mỗi biện pháp. Mang thai hộ vì mục đích thương mại nhằm mục đích nhận lại những giá trị, lợi ích nhất định, chủ yếu và phổ biến là lợi ích kinh tế. Việc này khiến một hành động nhân đạo, giúp đỡ người khác trở nên méo mó, mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.

Quy định về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Hiện nay, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam không được pháp luật Việt Nam cho phép. Do đó, những người có hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Họ là những người đứng ra, tổ chức hỗ trợ các các bên các bên thực hiện hoạt động mang thai hộ. Họ có thể kết nối, tạp điều kiện, xúc tiến cho các bên trong hoạt động mang thai hộ. Đổi lại, họ có thể nhận lại một lợi ích kinh tế không nhỏ từ người trong cuộc. Đó là bản chất của hoạt động tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)  quy định hành vi này chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt như sau:

  • Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Ngoài ra, nếu vi phạm thuộc trường hợp sau thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm:

  • Tổ chức mang thai hộ đối với hai người trở lên
  • Phạm tội 02 lần trở lên
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Tái phạm

Bên cạnh đó, tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại còn có hình phạt bổ sung như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ;
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cấu thành tội phạm của tội tổ chức mang thai hộ

Khách thể của tội phạm

Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước về sinh sản bằng phương pháp kỹ thuật. Vì đây là phương pháp sinh sản mới, vẫn còn nhiều tồn tại về mặt đạo đức, do đó, Nhà nước cần kiểm soát các vấn đề sinh sản này để bảo vệ trật tự xã hội.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là những người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định.

Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi, tổ chức mang thai hộ là hành vi có tổ chức, có kế hoạch, cấu thành từ nhiều hành vi khác nhau. Có thể là: sắp xếp cuộc gặp, xúc tiến, bàn bàn, thỏa thuận về giá cả; địa điểm thực hiện việc mang thai hộ; ..

Mục đích cuối cùng là để nhằm thu lại một lợi ích nhất định, thông thường và phổ biến là lợi ích kinh tế như một khoản tiền.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Bởi lẽ, họ có mục đích thu lợi, và thực hiện một chuỗi hành động để mong muốn việc mang thai hộ diễn ra. Họ biết việc mang thai hộ là trái phép nhưng vẫn thực hiện hành vi đó trên thực tế.

Mời bạn xem thêm về những hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình khác!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.79576 sec| 1033.523 kb