Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng được hiểu như thế nào?

Bởi Nguyễn Thị Thu Hồng - 23/01/2020
view 697
comment-forum-solid 0
Vi phạm chế độ một vợ, một chồng được hiểu là trường hợp nam, nữ đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc tuy chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.

1- Câu hỏi tình huống vi phạm chế độ một vợ, một chồng

 Gần đây tôi phát hiện ra chồng tôi đang lén lút quan hệ với một người phụ nữ khác ở bên ngoài. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi muốn kiện chồng tôi và cô gái kia tôi vi phạm chế độ một chồng được không? (Nguyễn Hương)

2- Luật sư tư vấn về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

"1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó".

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest.

Căn cứ theo quy định trên thì, người phạm tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng khi có một trong các hành vi sau:

Thứ nhất, đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Người đang có vợ hoặc có chồng là người đã kết hôn (kể cả hôn nhân thực tế được pháp luật thừa nhận) và chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân. Hành vi sống chung như vợ chồng với người khác là hành vi của nam và nữ không có đăng ký kết hôn nhưng về sống chung với nhau như vợ chồng, có thể có tổ chức lễ cưới hoặc không tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán; gia đình có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; họ sống với nhau như vợ chồng một cách công khai, mọi người xung quanh đều biết và cho rằng họ là vợ chồng. Sẽ không phải là sống chung với nhau như vợ chồng nếu như nam và nữ lén lút quan hệ tình dục với nhau theo quan niệm mà xã hội cho là “ngoại tình”.

Kết hôn với người khác trái pháp luật là hành vi lừa dối các cơ quan Nhà nước để đăng ký kết hôn hoặc tổ chức đám cưới theo phong tục, tập quán; người phạm tội có thể lừa dối đối với người mà mình kết hôn như: nói dối là mình chưa có vợ, chưa có chồng hoặc tuy đã có vợ hoặc có chồng nhưng đã ly hôn hoặc đã chết làm cho người mà mình định kết hôn tin mà đồng ý kết hôn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cả hai người ( nam và nữ) đều biết nhau đã có vợ hoặc có chồng nhưng vẫn cố tình lừa dối các cơ quan Nhà nước để được kết hôn trái pháp luật.

Thứ hai, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.  Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ là trường hợp người chưa có vợ, chưa có chồng biết rõ người khác đã có chồng, đã có vợ nhưng vẫn kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người này.

Khi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đã có chồng hoặc có vợ, người phạm tội phải biết rõ người mà mình kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng là người đang có chồng hoặc có vợ.

Nếu không biết rõ thì không phải hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Thông thường, trường hợp này người chưa có vợ, chưa có chồng (nhất là người chưa có chồng) bị người đang có vợ hoặc đang có chồng lừa dối nên mới kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người này.

Các hành vi trên chỉ cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng khi người có hành vi đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc là tình tiết mới được bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 2015: “Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn”.

Như vậy, nếu chồng (vợ) có quan hệ bất chính với người khác nhưng không chung sống như vợ chồng (được hiểu theo nghĩa ăn chung, ở chung, có con chung, có tài sản chung) thì mới chỉ là vi phạm đạo đức, bị xã hội lên án. Còn nếu chồng (vợ) quan hệ bất chính với biểu hiện chung sống như vợ chồng với người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính và buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm mà vẫn tái phạm hoặc hành vi này làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát... mới bị coi là vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu chồng chị mới chỉ có quan hệ bất chính với người khác thì vẫn chưa bị xử lý hình sự về tội này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng được hiểu như thế nào? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng được hiểu như thế nào? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn. 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.64949 sec| 1017.359 kb