Lược sử phát triển của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 03/01/2020
view 838
comment-forum-solid 0

Lược sử phát triển của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam

Pháp luật về hợp đồng trong thương mại ở Việt Nam đã có quá trình phái triển trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội. Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với yêu cầu từng bước xây dựng quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa, để điều chỉnh các quan hệ hợp dồng trong thương mại, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành bản Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh kèm theo Nghị định sỗ 735/TTg ngày 10/4/1957. Theo bản điều lệ này, hợp đồng kinh doanh được thiết lập bằng việc hai hay nhiều đơn vị kinh doanh tự nguyện cam kết với nhau thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, trong một thời gian nhất định, nhằm phát triển kinh doanh công thương nghiệp, góp phần thực hiện kế hoạch nhà nước. Hợp đồng kinh doanh được xây dựng trên nguyên tắc các bên tự nguyện, cùng có lợi và có lợi cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân.

Sau khi hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1960), các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi về chất. Cơ chế kế hoạch hóa và hạch toán kinh tế đòi hỏi phải có những quy định mới để diều chỉnh các quan hệ hợp dồng giữa các đơn vị kinh tế. Để điểu chỉnh các quan hệ hợp đồng trong điều kiện đó, ngày 4/1/1960 Thủ tướng Chính phủ dã ban hành Nghị định số 04/TTg kèm theo bản Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế. Đây là lần đầu tiên một khái niệm pháp lý về hợp đồng kinh tế chính thức được quy định trong văn bản pháp quy của Việt Nam. Theo Điều lệ lạm thời này, các bên tham gia quan hệ hợp đồng là các đơn vị kinh lế cơ sở, các tổ chức xã hội chu nghĩa; việc ký kết hợp đồng là nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước; khi hợp đồng kinh tế bị vi phạm, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc Hội đồng trọng tài kinh tế... Cũng trong thời gian này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quy định về lừng loại hựp đồng kinh tế cụ thể trong các lĩnh vực: ngoại thương, xây dựng cơ bản, vận chuyển hàng hóa... Hệ thống cấc văn bản pháp quy này đã đánh dấu một bước chuyến biên quan trọng trong sự phát triển của chê độ hợp đồng kinh tế ớ nước ta.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6198

Đến năm 1975, trước yêu cầu của việc đổi mới quản lý kinh tế theo hướng xóa bỏ lối quản lý bành chính cung cấp, thực hiện quản lý theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/NĐ - CP ngày 10/3/1975 kèm theo bản Điều lệ vể chế độ hợp đồng kinh tế. Điểu lệ này đã quy định tương đối đầy đủ các vấn đề như: vai trò của hợp đồng kinh tế, nguyên tắc ký kết, các nội dung ký kết và thực hiện hợp đổng kinh tế, giải quyết tranh chấp và trách nhiệm do vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế... Trong giai đoạn này, với sự phát triển của cơ chế lập trung quan liêu bao cấp, hợp đồng kinh tế trở thành một công cụ pháp lý chủ yếu cua Nhà nước để quản lý nền kinh tê' kế hoạch xã hội chủ nghĩa. Hợp đổng kinh tế được coi là một công cụ hữu hiệu trong xây dựng, thực hiện và đánh giá việc hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch. Ký kết hợp đồng kinh tế là xây dựng kế hoạch, thực hiện hợp đồng kinh tế là thực hiện kế hoạch, vi phạm hợp đồng kinh tế là vi phạm kỷ luật kế hoạch... Việc ký kết hợp đổng kinh tế được Nghị định số 54/NĐ - CP quy định là một nghĩa vụ, là kỷ luật nhà nước. Nhà nước quy định và kiểm soát một cách chặt chẽ hầu hết nội dung chủ yêu của hợp đồng kinh tế, buộc các bên phải chấp hành.

Tháng 11 năm 1986, Đại hội Đai biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã để ra đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cư chế thị trường, có sự quản lỵ và điều tiết của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Với cơ chế kinh tế mới, các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi về chất; quan hệ kinh tế đuợc xác lập và thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của thị trường là tự do và bình đẳng

Quan điếm điều chỉnh hợp đồng kinh tế theo Nghị dinh số 54/NĐ - CP ngày 13/3/1975 không còn phù hợp. Để điểu chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế trong điều kiện mới, ngày 25/9/1989 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Hợp đổng kinh tế. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã trực tiếp thể chế hóa quan điểm đổi mới quản lý kinh tế của Đảng, phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta. Theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế có bản chất là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyên của các bên; việc giao kết hợp đổng là quyền của các đơn vị kinh tế (trừ những hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước). Cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan, Pháp lệnh Hợp dồng kinh tê đánh dấu sự thay đổi cơ bản về tư duy pháp lý điều chinh các quan hệ hợp đồng trong cơ chế kinh tế mới ở Việt Nam. Tuy nhiẽn. do được ban hành trong những nãm đầu của quá trình đổi mới, nhiều nội dung của Pháp lệnh Hựp dồng kinh tế dã dẩn bộc lộ những bất cập trong quá Irình áp dụng, như: tiêu chí xác định hợp đổng kinh tế, chú thể cùa hụp đổng kinh tế, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, điều kiện có hiệu lực và hựp dồng vở hiệu, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng... Những quy định này một mặt không phù hợp với thông lệ quốc tế, mặl khác đã tác động ticu cực đcn việc thực hiện quyền tự do hợp đồng, cán trở việc thực hiện hiệu qua các giao dịch thương mại ở Việt Nam.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới trong bối cảnh hội nhập, ngày 14/6/2005 Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự mới thay thế Bộ luật Dân sự nãm 1995 * và Luật Thương mại thay thế Luật 'Phương mại năm 1997 1(1 và Nghị quyết của Quốc hội số 45/2005/QH11 ngày 14 /6/2005 vẻ việc thi hành Bộ luật Dân sự cũng dồng thời bãi bỏ hiệu lực thi hành Phấp lệnh Hợp đồng kinh tế kể từ ngày 01/01/2006.

Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thương mại (2005) ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về hợp đổng ở Việt Nam. Các quy định về hợp đổng trong thương mại đã có những thay đổi cơ bẳn cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung pháp lý. Các quy định về hợp dồng trong Bộ luật Dân sự được áp dụng với các quan hệ hợp đồng nói chưng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đổng trong thuơng mại, còn Luật Thương mại năm 2005 là nguồn quan trọng điều chỉnh quan hộ hợp đồng giữa các thương nhân với nhau và với các bên có liên quan nhằm triển khai hoạt dộng thương mại. Luật Thương mại hiện hành vừa chứa đựng các quy định chung về hợp đồng trong thương mại và các quy định riêng vể hợp đồng trong một số hoạt động thương mại cụ thể như: (mua bán hàng hóa, trung gian thương mại, xúc tiến thương mại, dịch vụ đấu giá hàng hóa, dịch vụ giám định thương mại, nhượng quyền thương mại...). Luật Thương mại được xây dựng trên cơ sở tiếp tục phát triển các quy định mang tính nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, cụ thể hóa các nguyên tắc này để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong thương mại. Bên cạnh các quy định trong Bô luật Dân sự và Luật Thương mại, hợp đồng trong thương mại còn được diều chỉnh bởi các quy định trong luât chuyên ngành như: (Bộ luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Xây dựng...)'

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.91429 sec| 1030.883 kb