Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thực hiện dưới hình thức nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 28/12/2019
view 25422
comment-forum-solid 0

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian gần đây diễn ra hết sức sôi động, hoạt động này, ngày càng phổ biến và trở thành xu thế của mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là gì?

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, tiếng Anh là "Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. So với việc thành lập một công ty con để mở rộng quy mô thì sáp nhập một doanh nghiệp phù hợp giảm thiểu tối đa các khoản chi và thời gian. Bên mua sẽ không mất chi phí tìm dự án, làm các thủ tục hành chính, đặc biệt là có sẵn thị trường tiêu thụ và nhân lực khi thực hiện dự án M&A. Với bên bán, khi sáp nhập với một doanh nghiệp khác ngang bằng hoặc lớn hơn, giá trị và danh tiếng đều sẽ tăng lên. Một công ty mới mở cũng vậy, không ai biết đến họ cho tới khi công ty của họ đứng trên vai người khổng lồ nào đó và bỗng dưng trở nên nổi tiếng.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có khái niệm mua bán doanh nghiệp, chỉ có khái niệm hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp được quy định, cụ thể:

"1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập." (Điều 195).

"1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất." (Điều 194).

Mua bán doanh nghiệp (M&A) chỉ hoạt động do một cá nhân, tổ chức tiến hành mua lại doanh nghiệp sẵn có của một cá nhân hay tổ chức khác. Có thể mua lại dưới hình thức một công ty hoặc tổng hợp tài sản, nhân lực, phương thức, mô hình để tiến hành một hoạt động kinh doanh nào đó.

Phân loại giao dịch mua bán doanh nghiệp (M&A)

Có thể phân giao dịch (M&A) thành các loại: (1) Mua cổ phần; (2) Mua tài sản; (3) Sáp nhập/hợp nhất

Mua cổ phần trong giao dịch mua bán doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cổ phần trong công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định khác.

Mua cổ phẩn là cách thức mà bên mua sẽ mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong một công ty đã được thành lập và đang tổn tại (gọi tắt là "bên bán") nhằm trở thành chủ sở hữu duy nhất, cổ đông hoặc thành viên (gọi là “cổ đông”) của bên bán và nhờ đó có quyền điều hành bên bán và gián tiếp sở hữu tài sản mà bên bán có.

Cổ phần được mua bán có thể là cổ phần hiện hữu sẽ được bán từ cổ đông này sang cổ đông khác hoặc là cổ phần mới do bên bán phát hành. Số lượng cổ phần mà bên mua mua được càng cao thì hai quyền năng là quyền điều hành bên bán và quyển sở hữu gián tiếp tài sản mà bên bán có càng lớn.

Cổ phần mà bên mua mua được trở thành tài sản của bên mua và bên mua có quyển định đoạt (bán, thế chấp, để thừa kế...) cổ phần đó theo quy định của pháp luật, điểu lệ và thỏa thuận riêng biệt giữa bên mua và những cổ đông khác của công ty.

Mua tài sản trong giao dịch mua bán doanh nghiệp

Mua tài sản là cách thức mà bên mua được có quyền sở hữu đối với tài sản mà bên bán đem ra bán. Tài sản được mua bán thường không mang tính riêng lẻ mà phục vụ chung cho một hoạt động kinh doanh cụ thể (cho nên về bản chất mục tiêu mà bên mua hướng đến trong giao dịch này là hoạt động kinh doanh cụ thể chứ không phải chỉ đơn thuần là các tài sản riêng lẻ). Tài sản đó có thể là hữu hình hoặc vô hình và thường được hiểu theo nghĩa rộng: uy tín (danh tiếng tốt), đội ngũ nhân sự, nguồn hàng, mạng lưới phấn phối... cũng đểu có thể là “tài sản” được mua bán trong một giao dịch M&A.

Bên mua trở thành chủ sở hữu trực tiếp của tài sản và tiếp tục vận hành hoạt động kinh doanh theo cách thức của mình.

Giao dịch mua tài sản thường được thực hiện ở Việt Nam là chuyển nhượng dự án đầu tư mà phổ biến nhất là chuyển nhượng dự án bất động sản. Về bản chất đó là việc bên bán là chủ đầu tư hiện tại chuyển nhượng quyển thực hiện dự án cho bên mua là chù đầu tư mới quyền thực hiện một dự án cụ thể. Các tài sản cần thiết, gắn liển với dự án, hợp đổng đã ký kết để thực hiện dự án cùng với chấp thuận của chính quyền cho phép chủ đầu tư thực hiện dự án sẽ được chuyển sang chủ đầu tư mới theo cách phù hợp.

Sáp nhập/hợp nhất, chia/tách trong giao dịch mua bán doanh nghiệp

Về mặt bản chất sáp nhập/hợp nhất có nhiều điểm tương đống với giao dịch mua cổ phẩn. Cổ đông của công ty bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất thường trở thành cổ đông của bên sáp nhập hoặc nhận hợp nhất; công ty nhận sáp nhập hoặc nhận hợp nhất kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất. Thông thường sẽ không có việc lựa chọn tài sản khi tiến hành sáp nhập/hợp nhất.

Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) kết hợp thành một công ty mới (công ty hợp nhất). Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại và hình thành mới một công ty trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

Chia, tách doanh nghiệp là hình thức M&A đặc thù bởi việc kiểm soát doanh nghiệp đạt được thông qua việc làm giảm quy mô doanh nghiệp, do vậy, việc kiểm soát doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với từng phần doanh nghiệp nhất định. Chủ thể chính của hoạt động chia, tách doanh nghiệp là các thành viên hoặc cổ đông hiện tại của công ty. Chia, tách doanh nghiệp được áp dụng đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Mỗi một hình thức M&A đều có những quy định riêng của pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, trước khi thực hiện bất cứ một hoạt động M&A nào, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để xác định mục đích đầu tư có đạt được hay không và cần phải thực hiện đầu tư như thế nào để pháp luật bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình.

Xem thêm: 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

  • Từ khóa
  • M

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.28510 sec| 1030.93 kb