Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ với con cái sau khi ly hôn. Ly hôn là điều không ai mong muốn nhưng không thể tránh khỏi khi những xích mích, rạn nứt đã không thể hàn gắn. Một trong những vấn đề mà các bên quan tâm nhất khi ly hôn là về con cái. Vậy nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái sau khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 110 Luật HN&GĐ 2014 quy định đối tượng nhận cấp dưỡng bao gồm: Con chưa thành niên. Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Thông thường khi con cái không sống chung với cha mẹ thì nghĩa vụ nuôi dưỡng trở thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa là nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra đối với cha/ mẹ – người không trực tiếp nuôi dạy đứa trẻ. Vậy, làm sao để xác định ai là người có quyền nuôi dạy đứa trẻ, ai là người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
Trường hợp 1: Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình
Hai bên tự thỏa thuận hoặc Tòa án chỉ định người trực tiếp nuôi con dựa trên các căn cứ sau: Các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được. Đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ kể cả về vật chất và tinh thần.
Trường hợp 2: Người trực tiếp nuôi con đồng thời cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Tòa án xem xét việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con dựa trên: Mức độ vi phạm. Những vi phạm này phải chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để có thể yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi.
Xem thêm: https://www.facebook.com/congtyluateverest/
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Có yêu cầu Tòa án yêu cầu bên trực tiếp nuôi con từ bên không trực tiếp nuôi con thực hiện cam kết thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con một khoản tối thiểu để đảm bảo nhu cầu thiết yếu và cơ bản của con.
Điều này nhằm đảm bảo việc nuôi con của bên trực tiếp nuôi con có trách nhiệm hơn, tránh trường hợp bỏ bê, không quan tâm con cái do thù ghét chồng/vợ trước hoặc lấy lý do đời sống khó khăn để yêu cầu mức cấp dưỡng cao hơn.Lưu ý: nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ này thì tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong trường hợp giải quyết ly hôn do vợ hoặc chồng mất tích thì nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra, tức là bên còn lại sẽ nghiễm nhiên có nghĩa vụ nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; bởi người mất tích đó không có khả năng thực hiện trên thực tế gây ảnh hưởng và không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đứa con do không được hưởng khoản cấp dưỡng nào từ người mất tích cho các nhu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản.
Phương thức cấp dưỡng được xác định ưu tiên qua sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo quy định tại Điều 117 Luật HN&GĐ 2014 thì có hai phương thức cấp dưỡng:
Đến kỳ cấp dưỡng cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện mà người có nghĩa vụ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không có khả năng thực hiện thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Phương thức cấp dưỡng một lần thuận tiện và có lợi cho trẻ hơn so với phương thức cấp dưỡng định kì, tránh tình trạng trốn tránh nghĩa vụ và trẻ và người trực tiếp nuôi con được hưởng phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khoản tiền cấp dưỡng đó. Tuy nhiên do số tiền cấp dưỡng theo phương thức này có giá trị tương đối lớn nên chỉ phù hợp khi người cấp dưỡng có điều kiện kinh tế.
Tương tự như cách xác định phương thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo quy định Điều 116 Luật HN&GĐ 2014 về mức cấp dưỡng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng:
Mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người đã chấp nhận mức cấp dưỡng thấp hơn những nhu cầu thiết yêu của con trên thực tế, thậm chí là không yêu cầu cấp dưỡng với mong muốn có được quyền nuôi con. Điều này đồng thời vi phạm nghiêm trọng Luật HN&GĐ cũng như gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ.
Xem thêm: Quyền khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm