Nghĩa vụ cấp dưỡng là hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, hình thức này xuất hiện khi mà các bên trong quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn chung sống dưới một mái nhà hoặc có quan hệ tình cảm diễn biến xấu, đến mức việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn có thể dựa vào ý thức tự giác.
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014".
Như vậy, điều kiện chung phát sinh cấp dưỡng gồm:
Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con".
Điều 110, Điều 111 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa cụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con như sau:
Cha mẹ cấp dưỡng cho con khi thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; (ii) Không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con
Con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ khi thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ; Trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Điều 112 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện khi thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con
(ii) Anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em
(iii) Người được cấp dưỡng chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
Ngược lại, em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
Căn cứ tại Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn thì: "Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình".
Lưu ý: Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm