Nội dung bài viết [Ẩn]
Đối với những ai hay theo dõi thông tin thể thao, đặc biệt là bóng đá, mọi người sẽ không quá xa lạ đối với khái niệm “người đại diện thể thao”. Đây là khái niệm phổ biến trong giới thể thao trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn thực sự là một nghề chưa được phổ biến. Vậy, hãy cùng tìm hiểu những quy định pháp luật tại Việt Nam về người đại diện trong thể thao với bài viết sau đây:
Bài viết được thực hiện bởi: Nguyễn Trọng An – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Người đại diện thể thao (trong tiếng Anh là sports agent), là ngành nghề bao gồm cả nghề người đại diện bóng đá, nghề mà nói theo cách dễ hiểu ở Việt Nam là “cò bóng đá”.
Người đại diện thể thao là người đại diện pháp lý (còn gọi là nhà quản lý) cho các nhân vật thể thao chuyên nghiệp bao gồm vận động viên, cầu thủ và huấn luyện viên. Họ tìm kiếm và đàm phán công ăn việc làm cũng như các hợp đồng đã chứng thực dành cho thân chủ của mình.
Tại Việt Nam, khi nhìn nhận vào công việc của những người đại diện thể thao, có thể thấy họ thực hiện những chức năng như sau:
Ở mức độ phổ biến nhất, bản chất người đại diện thể thao ở Việt Nam là những nhà môi giới việc làm. Lấy ví dụ công việc của những “cò bóng đá”, ngay từ khi bóng đá Việt Nam bước lên chuyên nghiệp thì nghề “cò bóng đá bắt đầu có tiếng nói nhiều hơn. Họ sẽ thực hiện công việc như là cầu nối trung gian, giới thiệu cầu thủ có chất lượng chuyên môn phù hợp đến câu lạc bộ đang tuyển người. Họ có quan hệ mật thiết trong công việc với các nhân vật thể thao.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, với mức độ nổi tiếng của các vận động viên, huấn luyện viên trên các phương tiện truyền thông, người đại diện thể thao cũng chuyển mình với thời cuộc. Từ việc là trung gian chuyển nhượng giữa đội bóng và cầu thủ, người đại diện thể thao bắt đầu thể hiện vai trò nhiều hơn đến thân chủ của mình, từ việc quản lý hình ảnh, hỗ trợ pháp lý, thậm chí là kiêm luôn khâu chăm sóc y tế, trở thành người phát ngôn của cầu thủ…
Pháp luật là công cụ điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, và đương nhiên, trong quan hệ giữa người đại diện thể thao với công việc của họ không thể không liên quan tới pháp luật.
Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Như vậy, theo quy định của Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015, người đại diện thể thao là cá nhân hoặc pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân nhân vật thể thao (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Nhân vật thể thao có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện.
Về cơ sở xác lập quyền đại diện, người đại diện thể thao thuộc trường hợp đại diện theo ủy quyền. Căn cứ quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2015 về căn cứ xác lập quyền đại diện như sau thì quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện
Cụ thể, theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015). Như vậy, nhân vật thể thao được đại diện có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Xét về năng lực để trở thành người đại diện theo ủy quyền, quy định tại Khoản 3 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Thời hạn đại diện là một trong những điểm đáng quan tâm trong mối quan hệ giữa người đại diện thể thao và người được đại diện.
Theo nội dung tại Khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 2015, một trong những cách xác định thời hạn đại diện là bằng văn bản ủy quyền.
Ngoài ra, trong trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hạn đại diện được xác định như sau: Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Trong mối quan hệ giữa người đại diện thể thao và nhân vật thể thao được đại diện được xác lập bằng sự ủy quyền, việc đại diện có thể chấm dứt trong những trường hợp sau đây (Theo Khoản 3 Điều 140):
Xem xét đến phạm vi đại diện, người đại diện thể thao chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ tại nội dung ủy quyền (Theo Điểm c Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Một số điểm cần quan tâm khác về phạm vi đại diện như sau:
(i) Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(ii) Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Trong khi thực hiện hành nghề, cụ thể là đại diện cho nhân vật thể thao của mình thực hiện các giao dịch dân sự, hành vi của người đại diện thể thao có thể sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý tùy theo những trường hợp cụ thể.
Căn cứ theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Dân sự năm 2015, hậu quả pháp lý của hành vi của người đại diện thể thao có những điểm cần quan tâm như sau:
Thứ nhất, giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện (Khoản 1 Điều 139).
Thứ hai, người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện (Khoản 2 Điều 139).
Thứ ba, trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối. (Khoản 3 Điều 139).
Mặt khác, pháp luật cũng xác định rõ ràng rằng: Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một số trường hợp cụ thể được nêu tại Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Có thể hiểu rằng, khi người đại diện thể thao thực hiện những giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện của mình thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện. Nhân vật thể thao được đại diện chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ khi thuộc những trường hợp đã được liệt kê ở phần trên.
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 143 Bộ luật Dân sự năm 2015: Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp được người được đại diện đồng ý (Theo Khoản 3 Điều 143).
Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại (Theo Khoản 4 Điều 143).
Tổng kết lại: Mối quan hệ giữa người đại diện thể thao và nhân vật thể thao được đại diện được điều chỉnh bằng chế định về đại diện trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Đây là chế định tổng quát điều chỉnh quan hệ pháp luật về đại diện trong dân sự. Do vậy, đối với những ai đang bắt đầu tìm hiểu về nghề đại diện thể thao, những quy định này là kim chỉ nam pháp lý mà bạn cần biết.
Xem thêm các bài viết về dịch vụ Luật sư riêng của chúng tôi:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm