Những quy định pháp luật về tội rửa tiền

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 596
comment-forum-solid 0
Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách chuyển đổi tài sản hoặc lợi nhuận có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng thành các tài sản được coi là "hợp pháp", biến thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Đây là một hành vi vi phạm các nguyên tắc cả về đạo đức và pháp luật gây ra các ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Bộ luật Hình sự quy định tội rửa tiền

Tội “Rửa tiền” được quy định lần đầu tiên trong BLHS của nước ta vào ngày 19/6/2009 (ngày Quốc hội thông qua BLHS sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999) cụ thể là:

Điều 251 BLHS 1999 quy định tội :Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có” đã được sửa đổi thành điều luật quy định tội “Rửa tiền”.

Việc sửa đổi Điều 251 BLHS năm 1999 là để phù hợp với tình hình chung của thế giới về đấu tranh chống hành vi rửa tiền đối với người phạm tội. Vào thời điểm năm 2009 có Công ước quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC) và khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).

Tội “Rửa tiền” có hiệu lực thi hành ở nước ta từ ngày 01/ 01/ 2010 và tiếp tục được quy định trong BLHS năm 2015 và được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là BLHS năm 2015).

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Điều 324 BLHS năm 2015 quy định tội “Rửa tiền”với 4 nhóm hành vi sau đây:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Hướng dẫn thực hiện

Tại điều 3 bộ luật hình sự: Hướng dẫn về tội phạm nguồn và được giải thích tội phạm nguồn là: “Tội phạm được quy định trong BLHS và tài sản có được từ tội phạm đó trở thành đối tượng của tội rửa tiền”.Tại Điều 3 có nêu cụ thể 35 tội phạm nguồn và hướng dẫn cụ thể là: “Hành vi phạm tội nguồn có thể do công dân Việt Nam, pháp nhân thương mại Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thực hiện trong hoặc ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 4: Hướng dẫn về một số tình tiết định tội. Cụ thể là hướng dẫn thực hiện các tình tiết định tội quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 điều 324 BLHS năm 2015 như sau:

Về hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 BLHS được hướng dẫn: “Thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có"

Về hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 BLHS được hướng dẫn là: Thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”.

Về hành vi “sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào tiến hành các hoạt động kinh doanh” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 324 của BLHS được hướng dẫn là: “Hành vi dùng tiền, tài sản thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Về hành vi “Sử dụng tiền, tiền tài do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động khác” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 324 của BLHS được hướng dẫn là: “Hành vi dùng tiền, tài sản để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác”.

Về hành vi “Cản trở việc xác minh thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 324 của BLHS được hướng dẫn là: “Hành vi cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản”. Ví dụ cung cấp tài liệu thông tin giả, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, hủy bỏ, tiêu hủy, sửa chữa, tẩy xóa tài liệu, chứng cứ…

Điều 5: Hướng dẫn về một số tình tiết định khung hình phạt, cụ thể là:

Tình tiết “Lợi dụng chức vụ quyền hạn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 324 của BLHS, được hướng dẫn là “Trường hợp người có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản1Điều 324 của BLHS và hướng dẫn tại Điều 4 của Nghị quyết này”.

Tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 324 của BLHS, được hướng dẫn là “Trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội rửa tiền từ 2 lần trở lên, nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Tình tiết “Dùng thủ đoạn tinh vi, sảo quyệt” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 324 của BLHS được hướng dẫn là “Trường hợp người phạm tội sử dụng công nghệ cao, móc nối với người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc thủ đoạn gian dối, mánh khóe khác để tiêu hủy chứng cứ, che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm”.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.72733 sec| 1010.57 kb