Đặc điểm phân chia di sản thừa kế trước năm 1990 theo quy định của pháp luật

view 219
comment-forum-solid 0

Phân chia di sản thừa kế vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bởi nó có liên quan đến những tài sản, những quyền lợi của người được hưởng số tài sản đó. Khi nhắc đến tài sản hay quyền lợi cá nhân thường sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về việc phân chia thừa kế trước năm 1990 nhé!

chia thừa kế trước năm 1990 Phân chia di sản thừa kế trước năm 1990 theo quy định của pháp luật

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản do người chết để lại cho người sống. Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) cũng đã quy định “di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết để lại là phần tài sản của người chết thuộc sở hữu chung với người khác”.

Quy định về phân chia di sản thừa kế

Phân chia thừa kế theo di chúc

Việc phân chia theo di chúc được quy định tại Điều 659 BLDS, cụ thể:

(i) Việc phân chia theo ý chí của người lập di chúc; Nếu di chúc không ghi rõ phần của từng người thừa kế thì di sản thừa kế được chia đều cho những người có tên trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

(ii) Nếu di chúc quy định việc phân chia di sản thừa kế thì những người thừa kế được nhận thừa kế cùng với số tiền thu được, lợi tức thu được hoặc phần di sản bị giảm giá trị tại thời điểm phân chia di sản thừa kế; Nếu vật do người khác tiêu huỷ thì người thừa kế được bồi thường thiệt hại.

(iii) Nếu di chúc chỉ phân chia di sản thừa kế theo tỷ lệ trong tổng giá trị di sản thừa kế thì phần di sản này được tính trên giá trị phần di sản còn lại tại thời điểm phân chia di sản thừa kế.

Phân chia thừa kế theo pháp luật

Việc chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 660 của Bộ luật dân sự, cụ thể:

(i) Trong việc phân chia di sản thừa kế, nếu trong cùng một hàng có người thừa kế đã thành thai nhưng vẫn chưa được ra đời thì phải dành ra một phần di sản bằng với phần mà những người thừa kế khác được hưởng để khi người thừa kế đó sinh ra thì sẽ được hưởng; Nếu người đó chết trước ngày sinh thì những người thừa kế khác sẽ được hưởng.

(ii) Những người thừa kế được chia di sản thừa kế bằng hiện vật; nếu không phân chia được nhiều phần bằng nhau thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá bằng hiện vật và thoả thuận với người nhận hiện vật; Nếu không đạt được thỏa thuận thì hiện vật đó sẽ được bán để chia.

Thế nào là thoả thuận phân chia di sản thừa kế?

Phân chia di sản thừa kế là việc nhằm chấm dứt tình trạng có quyền sở hữu chung đối với phần di sản được thừa kế của nhiều người từ người đã chết. Thoả thuận phân chia di sản là một giao dịch dân sự đã được quy định rõ tại phần Thừa kế của Bộ luật Dân sự năm 2015. Việc chia thừa kế này có thể thực hiện được ngay tại Toà án hoặc cũng có thể do những người mà được thừa kế theo di chúc tự thoả thuận với nhau.

Như đã nêu ở mục trên thì pháp luật quy định có hai loại phân chia di sản, đó là chia theo di chúc và chia theo pháp luật.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Luật công chứng năm 2014, những người mà được chia tài sản thừa kế theo di chúc/ theo pháp luật không thể tự xác định rõ phần tài sản mà mình được hưởng thì có thể lập văn bản thoả thuận phân chia và yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận đó.

Trong văn bản thoả thuận phân chia tài sản đó, người được hưởng có quyền tặng cho tài sản thừa kế của mình một phần hoặc toàn bộ cho những người thừa kế khác.

Phân chia thừa kế trước năm 1990 theo quy định của pháp luật

chia thừa kế trước năm 1990 Phân chia di sản thừa kế trước năm 1990 theo quy định của pháp luật

Trường hợp mở thừa kế trước năm 1990 thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là Bất động sản. Việc phân chia thừa kế trước năm 1990 đã được pháp luật quy định rõ tại Mục I Công văn số 01/GD - TANDTC. Cụ thể như sau:

“Đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 10/09/1990; thì thời hiệu khởi kiện di sản thừa kế là Bất động sản được thực hiện theo quy định tại điều 36 pháp lệnh thừa kế năm 1990; và hướng dẫn tại nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990; của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về thừa kế. Thời hiệu bắt đầu tính là từ ngày 10/09/1990”.

Như vậy, giả sử cụ ông của bạn mất năm 1964 thì theo Công văn số 01 / GD-TANDTC trên, thời hiệu khởi kiện chia thừa kế trước năm 1990 sẽ được tính từ ngày 10-9-1990.

Phần đất mà thuộc quyền sở hữu chung của cụ ông và cụ bà, mà khi cả 2 cụ đều đã chết và đều không để lại di chúc; thì theo quy định của pháp luật phần đất này sẽ được chia theo thứ tự như sau:

(i) Hàng thừa kế thư nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

(ii) Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người chết.

(iii) Hàng thứ ba thứ ba bao gồm: Ông bà nội, ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; Cháu ruột của người chết là bác ruột, cậu ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột.

Theo đó, giả sử trường hợp bố mẹ của cụ không còn nữa; thì phần đất của các cụ để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất chính là các con của cụ.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.13896 sec| 1038.859 kb