Như thế nào thì được coi là phòng vệ chính đáng?

Bởi Trần Thu Hoài - 21/09/2021
view 321
comment-forum-solid 0

Như thế nào thì được coi là phòng vệ chính đáng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến các bạn  giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề trên.

Như thế nào thì được coi là phòng vệ chính đáng? Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phòng vệ chính đáng là gì?

Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

(i) Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì muốn bảo vệ cho quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà đã tiến hành chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên.

(ii) Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được coi là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại đó.

(iii) Phòng vệ chính đáng không được xem là tội phạm. Tuy nhiên, người có những hành vi vượt quá giới hạn g sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm hình sự theo quy định ban hành tại Bộ luật này. 

Ý nghĩa của việc phòng vệ chính đáng là nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hành vi tấn công và hạn chế bớt những thiệt hại của hành vi tấn công gây ra hoặc có thể gây ra. Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hành vi tấn công và hạn chế bớt nhứng thiệt hại của hành vi tấn công đó gây ra hoặc có thể gây ra.

Ví dụ: Trên đường đi làm về A đã bị một nhóm thanh niên vây đánh tới tấp, trong lúc đó A đã tự vệ bằng cách đánh lại nhóm thanh niên để bỏ chạy. Việc này đã để lại hậu quả là 1 người trong đám thanh niên bị chết thì đây sẽ được xem là hành động tự vệ chính đáng chứ không phải giết người.

Điều kiện phòng vệ chính đáng

Hành vi tấn công xâm hại đến lợi ích hợp pháp - cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng: lợi ích hợp pháp được xem là những quyền của Nhà nước, tổ chức và công dân được pháp luật quy định chi tiết về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm...những hành vi chống trả để bảo vệ cho lợi ích bất hợp pháp sẽ không được coi là phòng vệ chính đáng.

Hành vi tấn công phải có thật và đang thật sự diễn ra chứ không phải do sự suy đoán hoặc tưởng tượng.

Phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại cho chính người có hành vi tấn công: vì như vậy thì mới có thể loại trừ tận gốc nguồn gốc làm phát sinh nên hành vi tấn công xâm phạm đến lợi ích hợp pháp. Hành vi của người phòng vệ chủ được chống trả gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi tấn công.

Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng với nhau. Sự tương xứng ở đây không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, phía người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công để lại hậu quả đến mức nào thì người phòng vệ cũng được phép gây thiệt hại đến mức độ đó. Sự tương xứng ở đây sẽ được hiểu theo nghĩa là sự tương xứng về mặt tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.

Giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định ra sao?

Những yếu tố để xem xét hành vi có phải phòng vệ chính đáng không?

Pháp luật không ban hành quy định cụ thể nhưng ta có thể hiểu hành vi phòng vệ chính đáng phải đảm bảo hai yếu tố sau:

Thứ nhất, hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ hai, người phòng vệ có hành vi chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi tấn công ngay cả trong những trường hợp khác có biện pháp phù hợp khác tránh được sự tấn công (sự chống trả này phải phù hợp về mặt tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công được đặt ra trong một hoàn cảnh cụ thể để tiến hành đánh giá hành vi phòng vệ là hoàn toàn cần thiết, phù hợp là tương đối phức tạp và cần phải dựa vào một số căn cứ sau: tính chất của mối quan hệ xã hội bị xâm hai, mức độ thiệt hại, tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà ngưới tấn công sử dụng,...)

Nếu hành vi chống trả của người phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại đó thì sẽ được xem là vượt quá phòng vệ chính đáng và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và các hành vi tương ứng khác như: giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng, gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác...

Có thể bạn quan tâm: Trách nhiệm hình sự

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phải chịu trách nhiệm ra sao?

Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, mức độ xử phạt trách nhiệm hình sự của họ cũng được giảm nhẹ hơn so với những trường hợp bình thường khác. Mức độ trách nhiệm hình sự được giảm nhẹ nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ vượt quá và các tình tiết giảm nhẹ khác. Hành vi vượt quá giới hạn có thể bị xử lý bằng các hình thức sau:

(i) Xử phạt hành chính

(ii) Cải tạo không giam giữ

(iii) Phạt tù

Những câu hỏi thường gặp 

Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?

Căn cứ theo quy định ban hành tại điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định sau:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức đã tiến hành chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Có thể bạn quan tâm: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?

Phòng vệ chính đáng gây thương tích,  gây chết người?

Hành vi này có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn hoặc do vượt quá mức độ cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo quy định cụ thể ban hành tại Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

(i) Người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 31% đến 60% sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giữ với thời gian lên đến 03 năm.

(ii) Phạm tội một trong các trường hợp quy định sau đây sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 2 năm:

Đối với trường hợp 2 người trở lên với tỷ lệ tổn thương mỗi người là 31% đến 60%

Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên.

(iii) Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe từ 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% mỗi người trở lên sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Phòng vệ chính đáng quá sớm? Quá muộn?

Phòng vệ quá sớm và quá muộn sẽ không được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.06727 sec| 1061.297 kb