Khi nào được loại trừ trách nhiệm hình sự?

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 21/09/2021
view 522
comment-forum-solid 0

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề

Khi nào được loại trừ trách nhiệm hình sự? Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?

Loại trừ trách nhiệm hình sự là tình tiết phản ánh không có hoặc làm mất đi cơ sở của trách nhiệm hình sự.

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật hình sự chưa ban hành quy định cụ thể về khái niệm loại trừ trách nhiệm hình sự là gì? Tuy nhiên nói đến trách nhiệm hình sự ta có thể hiểu đây là một trong những chế định cơ bản của Luật hình sự. Bao gồm các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm hình sự như dựa trên cơ sở trách nhiệm của hình sự, điều kiện của trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu của trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự,.... vì thế mà việc tiến hành nghiên cứu về trách nhiệm hình sự đóng vai trò rất quan trọng trong chính trị, kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, trách nhiệm hình sự còn thể hiện rõ các nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự hiện hành.

Vậy loại trừ trách nhiệm hình sự có nghĩa là không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ về loại trừ trách nhiệm hình sự: A dùng dao đuổi chém B, B trong lúc chạy trốn đã bị A đuổi kịp. Không còn cách nào khác, B đã phải dùng khúc gỗ nhặt được ở bên đường để đánh trả A, trong quá trình đánh trả đã không may đánh vào đầu và cánh tay của A. Hành vi của B trong trường hợp nàu được xem là phòng vệ chính đáng nên được loại trừ trách nhiệm hình sự và không bị xem là tội phạm.

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc truy cập Trách nhiệm hình sự

Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Theo Chương VI Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Sự kiện bất ngờ (Điều 20)

Người thực hiện hành vi để lại hậu quả gây nguy hại, ảnh hưởng đến xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Ở nông thôn người dân thường hay phơi rơm giữa đường. Việc phơi rơm phủ kín đường đã khiến cho những người lái xe khi tham gia lưu thông đều phải cán qua những đống rơm này. Tuy nhiên, hôm nay lại có một cậu bé núp dưới một trong những đống rơm phơi trên đường đó và ngủ quên. Ông A lái xe qua và cán chết cậu bé đó. Căn cứ vào 04 dấu hiệu nêu trên thì trường hợp này ông A vô tội theo Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015.

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21)

Trường hợp người thực hiện những hành vi gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến xã hội trong khi đang mắc phải bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất đi khả năng về mặt nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Người đang mắc bệnh tâm thần bỗng nhiên lao vào đánh người không gây hại đến họ thì đối với những trường hợp này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm nhưng phải có biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Phòng vệ chính đáng (Điều 22)

Phòng vệ chính đáng là hành vi vì bảo vệ cho quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà có những hành động chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi xâm phạm đến những lợi ích nêu trên. Phòng vệ chính đáng sẽ không bị xem là tội phạm. Trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tức là có hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định ban hành của Bộ luật này.

Ví dụ: Trên đường đi làm về A đã bị một nhóm thanh niên vây đánh tới tấp, trong lúc đó A đã tự vệ bằng cách đánh lại nhóm thanh niên để bỏ chạy. Việc này đã để lại hậu quả là 1 người trong đám thanh niên bị chết thì đây sẽ được xem là hành động tự vệ chính đáng chứ không phải giết người.

Có thể bạn quan tâm: Phòng vệ chính đáng

Tình thế cấp thiết (Điều 23)

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Để ngăn ngừa đám lửa cháy, B đã đưa ra quyết định phá nhà C vì nếu không tiến hành phá thì rất có khả năng đám lửa đó sẽ tiếp tục đốt cháy nhiều nhà khác và để lại thiệt hại lớn hơn. Trong trường hợp này việc phá nhà C của B được xem là tình thế cấp thiết.

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24):

Trường hợp trong quá trình bắt giữ người có hành vi phạm tội, vì không còn cách nào khác nên đã phải sử dụng đến vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Trong trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực quá rõ ràng vượt quá mức cần thiết thì người gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: A và B bị người dân đuổi bắt do có hành vi trộm cắp đã rút súng ra bắn người đuổi theo. Lúc này anh C đang chạy ngược chiều đã đâm vào xe A và B làm A và B ngã xuống đất để chặn hành vi của A và B. Khi A và B ngã xuống A bị đập đầu xuống đất và dẫn đến bất tỉnh. Trong trường hợp này anh C sẽ được áp dụng quy định nêu trên.

Rủi ro xảy ra trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25).

Hành vi gây ra thiệt hại trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã áp tuân thủ đúng theo quy trình, quy phạm đã quy định và áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. Trường hợp không áp dụng đúng quy trình, quy phạm và không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa gây ra thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệ, thử nghiệm thuốc chữa bệnh ung thư nhiều lần trên động vật và thử nghiệm thuốc theo đúng như quy định của pháp luật và cho kết quả tốt. Để đảm bảo khả năng an toàn hơn thì thuốc cũng đã được sử dụng trên một số người (bệnh nhân) nhất định, tuy nhiên khi được đưa vào sử dụng phổ biến đã gây ra hậu quả chết người. Trường hợp này, mặc dù nhà nghiên cứu đã tuân thủ đúng quy định nhưng vẫn xảy ra thiệt hại thì sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26):

Người thực hiện hành vi gây ra thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của chỉ huy trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình và tiến hành báo cáo cho người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này sẽ không áp dụng đối với các trường hợp quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.

Ví dụ: Lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát về ma túy khi thực hiện mệnh lệnh bao vây khu nhà ở có các đối tượng phạm tội đang lẩn trốn và chống cự bắn trả lực lượng Công an. Ông A là người chỉ huy cuộc vây bắt đã ra lệnh nổ súng nhưng B là cán bộ công an thi hành mệnh lệnh đã phát hiện trong nhà đó, ngoài đối tượng phạm tội còn có khả năng có những người khác và đã báo cáo lại cấp trên là ông A, tuy nhiên ông A vẫn ra lệnh nổ súng thì B phải chấp hành mệnh lệnh. Đối tượng phạm tội đã bị tiêu diệt nhưng kéo theo chủ nhà là anh C cũng bị chết. Trường hợp này ông A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cái chết của anh C.

Loại trừ trách nhiệm hình sự có phải miễn trách nhiệm hình sự không?

Loại trừ trách nhiệm hình sự là những trường hợp được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự về việc một người có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ảnh hưởng đến xã hội nhưng không bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi nguy hiểm đó không phải chịu Trách nhiệm hình sự.

Miễn trách nhiệm hình sự được hiểu là trường hợp một người thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng được các điều kiện nhất định nên đã không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó.

Xét về bản chất pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự. Đây là chế định nhân đạo được áp dụng đối với người mà hành vi của người đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự nhưng do người này đáp ứng được những điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự.

Dựa vào những quy định nêu trên ta có thể thấy loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Xem thêm về: Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.33303 sec| 1062.398 kb