Một cá nhân khi có đủ điều kiện được pháp luật quy định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy năng lực trách nhiệm hình sự là gì? Khi nào không phải chịu trách nhiệm hình sự?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Năng lực trách nhiệm hình sự là gì?
Năng lực trách nhiệm hình sự là yếu tố giúp xác định trách nhiệm hình sự của một cá nhân trước pháp luật khi đã thực hiện một trong các tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định.
Năng lực trách nhiệm hình sự được xác định dựa vào độ tuổi và mức độ nhận biết của một cá nhân khi thực hiện tội phạm. Theo đó ở mỗi độ tuổi sẽ giới hạn mức trách nhiệm khác nhau. Khi đã đủ tuổi theo quy định, tội phạm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm như quy định pháp luật.
Điều kiện của người có năng lực trách nhiệm hình sự là gì?
Người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ phải thỏa mãn điều kiện về độ tuổi và năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình.
Về năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người đang trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi người đó đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Về độ tuổi, Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định đối với từng mức độ như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi phải chịu mọi loại trách nhiệm hình sự, nghĩa là phải chịu các hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội của mình;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong những tội phạm được quy định.
Như vậy, theo Bộ luật Hình sự, người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi mà mình thực hiện. Tuy nhiên, đối với một vụ án hình sự có yếu tố dân sự, tương ứng với hành vi và hậu quả, người giám hộ hoặc người thực hiện phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng.
Những trường hợp người không có năng lực trách nhiệm hình sự
Theo Chương IV Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, các trường hợp sau không phải chịu trách nhiệm hình sự:
- Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Người thực hiện đang mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Phòng vệ chính đáng: Người thực hiện vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
- Tuy nhiên nếu người thực hiện có hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại, được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì không được loại trừ trách nhiệm hình sự.
- Tình thế cấp thiết: Khi muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trong trường hợp người đó gây thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội: Vì để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Nếu gây thiệt hại vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nhưng nếu người này không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Người bị thần kinh có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người đang bị bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Dựa vào khả năng nhận thức và làm chủ hành vi vào lúc thực hiện tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định người này có năng lực trách nhiệm hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định không.
Nếu người này không thể nhận thức và làm chủ hành vi vào lúc thực hiện tội phạm thì sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Người chưa thành niên gây tai nạn giao thông có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Vậy nếu người này đã đủ 16 tuổi thì vẫn phải đầy đủ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Mặt khác, các tội phạm về giao thông không bao gồm trong danh sách các tội phải chịu trách nhiệm của người từ đủ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi. Nên trong trường dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm