Hiện nay, các tranh chấp thương mại sử dụng phương thức hòa giải ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự phổ biến và tăng lên về số lượng của các hòa giải viên thương mại. Vậy Hòa giải viên thương mại là gì? Họ có nhiệm vụ và quyền hạn nào trong việc giải quyết tranh chấp thương mại? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những quy định về hòa giải thương mại; hòa giải viên thương mại theo pháp luật hiện hành.
Hiện nay, văn bản pháp luật chính điều chỉnh về hòa giải viên thương mại là Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
Trước hết, hòa giải thương mại được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải, hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định. ( Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP)
Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại linh hoạt; tiết kiệm thời gian; giữ được mối quan hệ hòa hợp giữa hai bên tranh chấp.
Trong phương thức này, xuất hiện bên thứ ba là bên hòa giải. Theo Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, Khoản 3 quy định:
"3. Hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này."
Hòa giải viên sẽ được các bên lựa chọn; hoặc được trung tâm hòa giải chỉ định. Trong quá trình hòa giải, người hòa giải tạo điều kiện cho quá trình thương lượng giữa các bên. Từ đó, các bên có thể tự tìm ra giải pháp cho tranh chấp. Hòa giải viên có thể cùng các bên đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
Xem thêm thông tin liên quan tại: Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường.
Quyền hạn của Hòa giải viên thương mại được quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau
a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại được quy định như sau:
a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
(Khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP)
Hiện nay, nhu cầu xã hội về hòa giải viên thương mại rất lớn. Các vụ việc, phương thức hòa giải được sử dụng rất nhiều; đặc biệt là tranh chấp thương mại. Do đó, để trở thành một người hòa giải thương mại, cần đáp ứng tiêu chuẩn sau:
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Ngoài ra, người hòa giải có thể cần đáp ứng những tiêu chuẩn riêng của tổ chức hòa giải nếu công tác trong tổ chức đó.
Như vậy, người hòa giải phải nắm vững nhưng quy định cơ về về pháp luật thương mại; đặc biệt là tập quán thương mại. Ngoài ra, hòa giải viên luôn đảm bảo sự vô tư, khách quan khi tiến hành giải quyết tranh chấp.
Xem thêm về Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những kiến thức pháp luật bổ ích, hãy truy cập: Pháp trị.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm