Hiện nay, các công ty tài chính xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu về lưu chuyển dòng tiền cũng như là biện pháp khá hữu ích đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu cao đối với vốn pháp định. Nhưng không phải nhà khởi nghiệp nào cũng nắm chắc điều này. Do đó, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích về điều kiện cũng như quy trình thành lập công ty tài chính trong bài viết dưới đây!
Bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Đức Anh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Để thành lập công ty tài chính, chúng ta cần đáp ứng được những điều kiện bắt buộc sau: Có nhu cầu hoạt động trên địa bàn xin hoạt động; Doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định; Thành viên sáng lập do các tổ chức hoặc cá nhân có năng lực tài chính đảm nhiệm; Người quản trị, điều hành phải có trình độ chuyên môn nhất định và phải phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước; Điều lệ về tổ chức và hoạt động của tuân theo Luật các Tổ chức tín dụng, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2014 và các quy định khác của pháp luật; Ngoài ra, đối với các công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài phải đáp ứng 2 điều kiện:
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo quy định như sau: Đơn từ đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Phương hướng và địa bàn hoạt động: xác định cụ thể trong 3 năm đầu tiên; Danh sách thành viên hoặc cổ đông và các giấy tờ có liên quan; Bản sao có công chứng không quá 3 tháng của các loại giấy tờ sau: CMND hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu nếu có, quyết định thành lập công ty, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan khác của doanh nghiệp; Giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn, các phương án góp vốn điều lệ, bản cam kết về mức vốn điều lệ; Người quản lý và giám đốc chi nhánh của công ty phải cung cấp giấy tờ chứng minh điều kiện tiêu chuẩn theo quy định; Các cổ đông lớn phải chứng minh tình hình tài chính và cung cấp các thông tin có liên quan.
Ngoài ra, các cổ đông lớn là doanh nghiệp còn phải chuẩn bị các tài liệu bao gồm: Quyết định thành lập doanh nghiệp tài chính; Điều lệ ban hành; Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành; Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp; Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán; Báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Hồ sơ sẽ được nộp ở phòng kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư trực thuộc tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính. Trong vòng 3-6 ngày làm việc, chúng ta sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ không mắc phải vấn đề.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng tải thông tin về đăng ký doanh nghiệp công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không Công bố thông tin đăng ký doanh hoặc công bố không đúng thời hạn được quy định trong nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Hiện nay, doanh nghiệp có thể tự quyết định và nội dung cũng như hình thức, số lượng của con dấu. Điều này được nếu rất rõ trong quy định mới. Việc công bố con dấu sẽ do phòng đăng ký kinh doanh thực hiện.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm