Quyền của cha mẹ đẻ khi đã cho con nuôi quy định như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 16/05/2020
view 633
comment-forum-solid 0

Hiện nay nhu cầu xin con nuôi của các cặp vợ chồng hiếm muộn vô cùng lớn. Khi đó, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có một mối quan hệ khăng khít, bền vững. Thế nhưng cha mẹ đẻ còn quyền gì không khi đã cho con nuôi?

quyền của cha mẹ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Quyền của cha mẹ khi đã cho con nuôi

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con bền vững, lâu dài giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Qua đó, bảo đảm cho người được nhận nuôi có một môi trường tốt nhất để phát triển.

Hiện nay nhu cầu xin con nuôi của các cặp vợ chồng hiếm muộn vô cùng lớn. Khi đó, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có một mối quan hệ khăng khít, bền vững. Thế nhưng cha mẹ đẻ còn quyền gì không khi đã cho con nuôi?

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con bền vững, lâu dài giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Qua đó, bảo đảm cho người được nhận nuôi có một môi trường tốt nhất để phát triển.

Khi đó, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Lúc này, cha mẹ nuôi có quyền thay đổi họ, tên, dân tộc … và các quyền nhân thân khác theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, cũng theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

02 trường hợp ngoại lệ đối với quyền của cha mẹ đẻ khi đã cho con nuôi

Theo khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác

Tại điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì khi việc nhận nuôi con nuôi chấm dứt thì quyền của cha, mẹ đẻ sẽ được khôi phục.

Theo đó, quan hệ nhận nuôi con nuôi sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau: Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Xem thêm: Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.18288 sec| 993.922 kb