Trong hầu hết các vụ việc ly hôn, việc tranh giành hay bác bỏ quyền/nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì việc phân chia tài sản. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là việc vợ chồng không thỏa thuận được với nhau ai sẽ là người nuôi con và có yêu cầu tòa án giải quyết việc phân định quyền nuôi con. Dưới đây là một số tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn thường gặp.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. (Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Như vậy đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có thể yêu cầu tòa án được giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này người cha vừa phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện nuôi còn vừa phải chứng minh được khả năng nuôi con của mình.
Xem thêm: Điều kiện để người cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng
Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Sẽ có hai trường hợp như sau:
Nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên và ghi nhận trong quyết định hoặc bản án ly hôn.
Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con. Trong trường hợp bên nào có yêu cầu nuôi con phải chứng minh được việc đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con.
Đối với tranh chấp giành quyền nuôi con trên 7 tuổi, bên cạnh việc xem xét điều kiện của người giành quyền nhận nuôi con, thì việc xem xét nguyện vọng của đứa trẻ sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để tòa quyết định về việc trao quyền nuôi con cho ai.
Sau khi thủ tục ly hôn được giải quyết xong, người trực tiếp nuôi con mà không chăm lo được tốt cho đứa trẻ, thì người cha/mẹ không trực tiếp nuôi hoặc các cá nhân tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Xem thêm: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm