Cha, mẹ người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quyền thăm nuôi con mà không ai được ngăn cản.
Câu hỏi: Tôi và chồng tôi ly hôn được 3 năm. Chồng tôi giành được quyền nuôi con. Khi bé sống với bố thì tôi vẫn được thăm nuôi thương xuyên, nhưng từ khi bé về ở với ông bà nội, thì tôi bị cấm đến thăm con. Tôi phải làm gì để có thể thăm con như trước? (Nguyễn Thị Hiền - Hà Nội)
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Luật sư tư vấn
Theo Điều 82, Luật Hôn nhân gia đình 2014: "Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Theo Điều 83 Luật Hôn nhân gia đình 2014: "Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1.Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định về nghĩa vụ của cha mẹ; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2.Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con".
Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định: "Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan".
Đây là quyền lợi cũng là nghĩa vụ về nhân thân, mang tính bắt buộc của bậc làm cha mẹ.
Theo đó, người trực tiếp nuôi con nếu gây khó, cản trở người kia đến thăm con; hoặc người không trực tiếp nuôi con nếu lạm dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, việc Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau cũng là hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Xem thêm: Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Khi bị một bên cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Người không trực tiếp chăm sóc con có thể thực hiện một số việc như sau:
1. Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
2. Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để minh chứng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con
3. Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung
Sau đó, cơ quan Thi hành án mời các bên đến làm việc, người trực tiếp chăm sóc sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con, không gây khó nữa. Nội dung này được ghi vào biên bản, có ký tên đóng dấu của cơ quan thi hành án.
Nhưng nếu người trực tiếp chăm sóc con không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận thì bên không trực tiếp chăm sóc được quyền gửi đơn đến Tòa án xin thay đổi người trực tiếp nuôi con. Với những chứng cứ và quy trình đã làm, Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu của người nộp đơn, quyết định cho thay đổi người nuôi con một cách thuyết phục.
Xem thêm: Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm