Công ty con là một công ty, vốn điều lệ có thể là từ một doanh nghiệp khác (công ty mẹ) hỗ trợ 1 phần hoặc toàn bộ. Công ty con và con công ty mẹ là 2 thực thể pháp lý hoàn toàn độc lập, cả 2 đều có pháp nhân kinh tế đầy đủ.
Bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Đức Anh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Công ty mẹ chi phối các hoạt động của công ty con thông qua nhiều hình thức khác nhau và có quyền bổ nhiệm các chức danh khác nhau trong công ty như: Chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc hay phó giám đốc. Họ có quyền bổ nhiệm sửa đổi và bổ sung các quyết định của công ty con.
Với công ty chỉ hoạt động trong 1 lĩnh vực, phát triển 1 ngành nghề thì việc này không thực sự cần thiết. Nhưng 1 công ty hoạt động đa ngành nghề, hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực sẽ cần thiết.
Trong quá trình hoạt động những công ty này thường gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý phân chia lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực. Thành lập công ty con sẽ tạo nên những cá thể độc lập trong từng lĩnh vực, tập trung phát triển chuyên môn theo một hoạt động nhất định.
Khá nhiều công ty thành lập nhiều công ty con hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực. Điều này tạo ra một sự cạnh tranh trong nội bộ nhưng sẽ giúp họ nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn, lợi nhuận thu lại cao nhất có thể.
Để thành lập và giúp công ty con đi vào hoạt động, người kinh doanh cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty; Quyết định của công ty mẹ về việc thành lập công ty con; Biên bản thành lập công ty con của công ty mẹ; Dự thảo điều lệ công ty; Danh sách thành viên, cổ đông nếu công ty con là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên; Trong trường hợp nếu người đi nộp hồ sơ không phải người đại diện trực tiếp thì cần phải có giấy ủy quyền; Ngoài những giấy tờ trên thì khi đi nộp hồ sơ, bạn nên chuẩn bị thêm các giấy tờ chứng thực như: Chứng minh nhân dân bản sao có công chứng của các thành viên công ty, bản sao giấy phép kinh doanh công chứng của công ty mẹ và một bản chứng minh nhân dân bản sao công chứng của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý.
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Khi thành lập bất cứ loại công ty nào thì bạn cần phải đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư để nộp trực tiếp hồ sơ. Nếu đúng quy trình, thủ tục thì kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, 3 ngày làm việc sau, doanh nghiệp sẽ chính thức nhận được giấy phép hoạt động.
Để quá trình thành lập công ty con diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp nên tìm đến các cơ quan tư vấn pháp luật uy tín để nhờ họ hỗ trợ. Chi phí tư vấn không tốn kém bên cạnh đó các chuyên viên tư vấn có chuyên môn chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh nhanh nhất, tránh những sai phạm không đáng có.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm