Nội dung bài viết [Ẩn]
Cá nhân hoặc tổ chức không thuộc vào các Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (quy định về các đối tượng không được thành lập doanh nghiệp) thì có thể thành lập doanh nghiệp.
Và căn cứ theo quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP thì cửa hàng bảo hành bảo dưỡng ô tô dự định được thành lập phải thuộc về một loại hình doanh nghiệp chứ không phải hộ kinh doanh cá thể. Có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp trong bốn loại hình doanh nghiệp được quy định là công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH và cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân.
Để có thể hoàn tất việc thành lập cửa hàng bảo hành, bảo dưỡng ô tô thì sau khi có chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải làm hồ sơ để nhận giấy chứng nhận cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô. Và để có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô thì doanh nghiệp đã thành lập phải có có đủ các điều kiện về kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô được quy định tại điều 21 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP.
Có giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp mới; Điều lệ của công ty theo quy định; Danh sách đầy đủ của các thành viên, của cổ đông sáng lập, của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (căn cứ tùy theo loại hình doanh nghiệp thành lập); Bản sao y có công chứng hoặc chứng thực của giấy tờ tùy thân cá nhân: chứng minh thư nhân dân (hoặc có thể thay thế bằng thẻ căn cước công dân, hoặc thay thế bằng hộ chiếu còn hiệu lực) nếu như thành viên hoặc cổ đông của công ty là cá nhân; Bản sao y có công chứng hoặc chứng thực của giấy đăng ký kinh doanh hoặc là có quyết định thành lập nếu như thành viên hoặc cổ đông của công ty là tổ chức.
Căn cứ theo từng loại hình doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác phù hợp.
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp trước đó, hoặc là giấy tờ khác có giá trị tương đương như vậy (yêu cầu bản sao); Bản kê khai về năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô này; Giấy tờ chứng minh được về quyền sử dụng đất để sử dụng xây nhà xưởng hoặc cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô; Những giấy tờ khác về việc đã đạt đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, các trang thiết bị và kỹ thuật; Giấy tờ chứng nhận về việc đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định (yêu cầu bản sao).
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Thủ tục nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp: thực hiện ở tại phòng đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư, chờ thông báo bổ sung hoặc căn cứ theo giấy hẹn để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sau đó khắc dấu và thông báo mẫu dấu.
Thủ tục nộp hồ sơ để thành lập cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô: Nộp hồ sơ ở tại Cục Đăng Kiểm Việt Nam, trực tiếp hoặc có thể thông qua bưu chính; Cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 5 ngày, nếu có thiếu sẽ yêu cầu bổ sung; Nếu hồ sơ hợp lệ, trong 5 ngày làm việc sẽ có thông báo về việc kiểm tra đánh giá thực tế và thời hạn để kiểm tra sẽ không quá 15 ngày. Sau khi kiểm tra xong sẽ có thông báo đến cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô những việc nên khắc phục (nếu có); Cấp giấy chứng nhận trong vòng 5 ngày sau đó; Trong thời hạn 6 tháng phải thực hiện khắc phục theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền với kết quả trước đó, nếu không thực hiện sẽ bị hủy kết quả và phải xin giấy chứng nhận lại theo các trình tự như ban đầu.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm