Trong quan hệ hôn nhân, nhiều trường hợp một bên vợ chồng trót lầm lỡ để rồi vướng vào vòng lao lý. Dù là ngắn hạn hoặc dài hạn, tuy nhiên vẫn có một sự ảnh hưởng nhất định đến cuộc hôn nhân của các cặp vợ chồng đặt biệt khi một bên phải chấp hành án phạt tù từ đó làm rạn nứt, chia rẽ tình cảm cũng như quan hệ vợ chồng. Vậy, bên còn lại có thể tiến hành thủ tục ly hôn với người đang chấp hành án phạt tù được không?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật thi hành án hình sự năm 2010 có quy định: "Người chấp hành án là người bị kết tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật".
Theo đó, có thể hiểu người đang chấp hành án phạt tù là phạm nhân chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo của cơ quan, người có thẩm quyền để họ trở thành người có ích cho xã hội (Khoản 3 Điều 3 Luật thi hành án hình sự năm 2010).
Chính vì thế, địa vị pháp lý của người đang chấp hành án phạt tù sẽ có một số điểm khác so với công dân bình thường ngoài xã hội. Họ sẽ bị hạn chế một số quyền công dân như quyền tự do, bầu cử, ứng cử,… Điều này được quy định cụ thể tại Luật Thi hành án hình sự năm 2010.
Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định như sau:
(i) Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
(ii) Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
(iii) Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, có thể thấy, pháp luật chỉ giới hạn quyền ly hôn đối với một số trường hợp cụ thể đó là trường hợp người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được yêu cầu ly hôn đơn phương.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành không có bất kì một quy định nào hạn chế việc ly hôn của người đang chấp hành hình phạt tù, có nghĩa là người đang phải chấp hành hình phạt tù có quyền ly hôn, cũng như vợ/chồng của người đang phải chấp hành hình phạt tù có quyền ly hôn với người đang phải chấp hành hình phạt tù.
Do đó, hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục ly hôn với người đang chấp hành án phạt tù, kể cả trong trường hợp ly hôn thuận tình hay đơn phương ly hôn.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198
Hồ sơ ly hôn với người đang chấp hành án phạt tù về cơ bản giống với hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm: Đơn xin ly hôn đơn phương. ( tham khảo cách viết đơn ly hôn); Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn; Bản sao chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Sổ hộ khẩu của vợ và chồng ; Bản sao giấy khai sinh của con chung; Các giấy tờ chứng minh về tài sản; Các văn bản liên quan đến việc đang thụ án tù giam của vợ hoặc chồng (bản án, quyết định thi hành án phạt tù).
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
“Tòa án nơi bị đơn cư trú , làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Theo đó, trường hợp ly hôn đơn phương với người đang chấp hành án phạt tù thì có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng cư trú trước khi chấp hành án phạt tù.
Sau khi nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ, Tòa án xem xét và thụ lý đơn ly hôn sẽ liên hệ với trại giam mà vợ/chồng đang chấp hành hình phạt tù để lấy ý kiến. Tòa án sẽ tiến hành thủ tục hòa giải cho hai vợ chồng tại trại giam nếu có yêu cầu hoặc có thể coi vụ việc không tiến hành hòa giải được và thực hiện theo thủ tục ly hôn được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp hai bên không thể hòa giải, Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử ly hôn đơn phương. Do một bên vợ hoặc chồng đang chấp hành án phạt tù trong trại giam, do đó không thể có mặt tại phiên tòa khi giải quyết cũng không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục này thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử ly hôn vắng mặt theo thủ tục chung.
Trong trường hợp vợ chồng cùng thống nhất về việc giải quyết ly hôn, quyền nuôi con chung và tài sản khi ly hôn, bạn có thể thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn với người đang chấp hành án như sau:
Chuẩn bị hồ sơ ly hôn thuận tình một bản bao gồm: Đơn xin ly hôn thuận tình; Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn; Bản sao chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Sổ hộ khẩu của vợ và chồng ; Bản sao giấy khai sinh của con chung; Các giấy tờ chứng minh về tài sản; Các văn bản liên quan đến việc đang thụ án tù giam của vợ hoặc chồng (bản án, quyết định thi hành án phạt tù); Đơn đề nghị không tiến hành hòa giải nếu một bên không muốn thực hiện thủ tục hòa giải; Đơn đề nghị giải quyết ly hôn vắng mặt nếu người đang chấp hành án không thể tham gia phiên tòa.
Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ xin ly hôn, đương sự sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin ly hôn thuận tình đến TAND có thẩm quyền giải quyết, ở đây là TAND nơi cư trú hoặc làm việc của vợ hoặc chồng.
Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn thuận tình và giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu ly hôn thuận tình nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ Thẩm phán tiến hành thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí và thụ lý đơn yêu cầu.
Việc ly hôn thuận tình với người đang chấp hành án tù sẽ được giải quyết theo thủ tục chung. Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp người đang chấp hành án tù có đơn đề nghị không tiến hành hòa giải hoặc có đơn đề nghị vắng mặt thì Thẩm phán giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo thủ tục vắng mặt.
Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn thuận tình và giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu ly hôn thuận tình nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ Thẩm phán tiến hành thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí và thụ lý đơn yêu cầu.
Việc ly hôn thuận tình với người đang chấp hành án tù sẽ được giải quyết theo thủ tục chung. Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp người đang chấp hành án tù có đơn đề nghị không tiến hành hòa giải hoặc có đơn đề nghị vắng mặt thì Thẩm phán giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo thủ tục vắng mặt.
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu ly hôn thuận tình nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ Thẩm phán tiến hành thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí và thụ lý đơn yêu cầu.
Việc ly hôn thuận tình với người đang chấp hành án tù sẽ được giải quyết theo thủ tục chung. Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp người đang chấp hành án tù có đơn đề nghị không tiến hành hòa giải hoặc có đơn đề nghị vắng mặt thì Thẩm phán giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo thủ tục vắng mặt.
Xem thêm: Vợ có được đơn phương ly hôn khi chồng đi tù không?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm