Sau khi đã hoàn thành việc xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chỉ cần thêm một bước nữa là chủ đầu tư có thể tiến hành hoạt động đầu tư nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, ta cần thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Hiện nay, cách nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp phổ biến nhất đó là nộp qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, sau đó nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh.
Bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Đức Anh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Điều lệ Công ty; Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên/chủ sở hữu/cổ đông công ty; Danh sách thành viên công ty – đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Danh sách cổ đông công ty – đối với công ty cổ phần; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực) kèm theo : Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận phải mang các giấy tờ sau: Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực), kèm theo: Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm