Bảo vệ rừng hay các nguồn tài nguyên đất đai, nguồn nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia. Chính vì thế chúng ta cần hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ rừng và bảo vệ những nguồn tài nguyên khác đối với đất nước, cùng với đó là cách xử lý đối với những tội phạm khi xâm phạm bất hợp pháp đến nguồn tài nguyên này.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đai tư vấn (24/7): 1900 6198
Hầu hết các tội này có cấu thành vật chất, tức là các tội này sẽ được coi là hoàn thành kể từ khi thực hiện một hành vi quy định trong điều luật với một giá trị số lượng, vật chất cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những cấu thành về mặt hình thức, tức là tội này không cần có hậu quả xảy ra thì tội phạm đã được coi là hoàn thành.
Như vậy, có thể hiểu tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các tội được quy định đối với những người có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc pháp nhân (trong một số tội cụ thể) có những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Các tội xâm phạm trật tự về quản lý kinh tế này Bộ luật hình sự năm 2015 được quy định từ điều 188 đến điều 234 và được chia làm 3 mục:
(i) Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại;
(ii) Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;
(iii) Các tội khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Mời bạn xem thêm bài viết về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
(v) Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tóm lại, tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên là vô giá, chúng ta cần có những biện pháp mạnh tay để bảo vệ rừng, hay các nguồn tài nguyên đất đai, nguồn nước để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Bộ luật Hình sự vào những năm 1985 quy định về bảo vệ động vật hoang dã chỉ được quy định chung với hành vi bảo vệ rừng, thì Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có một sự thay đổi đó là quy định riêng một điều luật về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý, hiếm; đến nay thuộc điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trường hợp người vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp:
(i) Săn bắt, vận chuyển, nuôi, nhốt, giết buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;
(ii) Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác theo quy định;
(iii) Ngà voi có khối lượng từ 02kg đến dưới 20kg; sừng tê giác có khối lượng từ 50gam đến dưới 01kg;
Với những hành vi trên thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
(i) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ ba cá thể đến bảy cá thể lớp thú, từ bảy cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;
(ii) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
(iii) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;
(iv) Sừng tê giác có khối lượng từ 01kg đến dưới 09kg; ngà voi có khối lượng từ 20kg đến dưới 90kg; sừng tê giác có khối lượng từ 01kg đến dưới 09kg;
(v) Có tổ chức;
(vi) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
(vii) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
(viii) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
(ix) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
(x) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, đó là:
(i) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên theo quy định;
(ii) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên theo quy định;
(iv) Ngà voi có khối lượng 90kg trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09kg trở lên...
Ngoài ra những hình phạt trên thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 cho đến 05 năm.
Để hiểu như thế nào về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, hãy xem ngay bài viết này nhé!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm