Nội dung bài viết [Ẩn]
Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đang là một trong những vấn đề đáng chú ý hiện nay. Cụ thể như cạnh tranh không lành mạnh là gì? Thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp? Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu như thế nào là trật tự quản lý kinh tế và cụ thể hơn là quy định pháp luật về các hành vi trên!
Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được xem là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước ban hành về quản lý kinh tế.
Theo Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã quy định các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế từ điều 188 đến điều 234 và được chia thành 3 mục như sau:
(i) Các tội phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và thương mại;
(ii) Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;
(iii) Các tội khác xâm phạm đến vấn đề trật tự quản lý kinh tế.
Sự thi đua, đấu tranh giữa các tổ chức kinh doanh về mặt kinh tế nhằm mục đích đạt được những điều kiện thuận lợi trên cùng thị trường bằng một số phương thức khác nhau được xem là cạnh tranh.
Hiện nay thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng khá phổ biến trong một số lĩnh vực như: kinh tế, thương mại, chính trị, thể thao...để có thể phát triển và giúp tổ chức của mình tiến bộ hơn, cần phải có những mục tiêu cạnh tranh nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của tổ chức.
Các yếu tố cấu thành
Chủ thể: là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại, đáp ứng được đầy đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định ban hành tại Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể là chủ thể của tội danh này.
Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động cạnh tranh của tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp).
Mặt chủ quan:
Đối tượng phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp)
Mục đích của hành vi phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh là nhằm thu lợi một cách bất chính và gây thiệt hại ảnh hưởng đến bên cạnh tranh.
Mặt khách quan:
Hành vi khách quan được quy định bao gồm các dạng hành vi trực tiếp tham gia hoặc thực hiện các hành vi sau:
(i) Thỏa thuận được đề ra nhằm mục đích ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
(ii) Việc thỏa thuận nhằm tiến hành loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
(iii) Việc thỏa thuận mang mục đích hạn chế tối đa sự cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thỏa thuận việc phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, nguồn cung dịch vụ; thỏa thuận nhằm hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng của sản phẩm, mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, hạn chế việc đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc các doanh nghiệp khác phải chấp nhận các nghĩa vụ mặc dù không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Dấu hiệu hậu quả được quy định là gây thiệt hại cho người khác với số tiền từ 01 tỷ đồng trở lên hoặc có hành vi thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên.
Xác định cấu thành tội phạm được xem là việc rất quan trọng, bởi lẽ, bạn sẽ không bị áp dụng các hình phạt theo quy định nếu không đáp ứng đủ đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên.
Hình phạt của tội vi phạm quy định về cạnh tranh
(i) Xử phạt với số tiền từ 200.000.000 đồng lên đến 1.000.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian lên đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng lên đến 02 năm trong trường hợp đối tượng thực hiện các hành vi gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc có hành vi thu lợi bất chính với mức tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng:
Thỏa thuận được lập ra với mục đích ngăn cản, kìm hãm không cho các doanh nghiệp khác được tham gia vào thị trường hoặc phát triển việc kinh doanh;
Trường hợp thỏa thuận nhằm loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
Trường hợp thỏa thuận nhằm hạn chế xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ mức 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: Thỏa thuận việc ấn định giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận việc phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận nhằm hạn chế hoặc kiểm soát về số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế việc phát triển lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận nhằm áp đặt về điều kiện ký kết hợp đồng cho các tổ chức doanh nghiệp khác, bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc các doanh nghiệp khác phải chấp nhận các nghĩa vụ mặc dù không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
(ii) Phạt hành chính với số tiền từ 1.000.000.000 đồng lên đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù với thời hạn từ 01 năm lên đến 05 năm:
Đối tượng có hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên;
Sử dụng các thủ đoạn mang tính chất tinh vi, xảo quyệt;
Trường hợp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền;
Hành vi thu lợi một cách bất chính với số tiền từ 3.000.000.000 đồng trở lên;
Trường hợp gây thiệt hại cho người khác với số tiền từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
(iii) Đối tượng tham gia vào hành vi phạm tội còn có thể bị xử phạt với số tiền từ 50.000.000 đồng lên đến 200.000.000 đồng, cấm được đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định trong thời gian từ 01 năm lên đến 05 năm.
(iv) Đối với pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến trật tự quản lý kinh tế về cạnh tranh được quy định tại điều này sẽ bị tiến hành xử phạt như sau:
Xử phạt từ 1.000.000.000 đồng lên đến 3.000.000.000 đồng trong trường hợp phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều này;
Xử phạt với số tiền từ 3.000.000.000 đồng cho đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị tiến hành đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng lên đến 02 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều này;
Pháp nhân thương mại xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về cạnh tranh còn có thể phải đối mặt với mức phạt từ 100.000.000 đồng lên đến 500.000.000 đồng, cấm tham gia kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm việc tham gia huy động vốn trong thời gian từ 01 năm lên đến 03 năm.
Theo quy định tại ban hành tại Điều 218 Bộ Luật hình sự năm 2015 về trật tự quản lý kinh tế trong hoạt động bán đấu giá tài sản thì:
(i) Xử phạt với mức tiền từ 20.000.000 đồng lên đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù trong thời gian quy định từ 03 tháng lên đến 02 năm trong trường hợp đối tượng thực hiện một trong các hành vi sau đây: Thu lợi một cách bất chính với số tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại ảnh hưởng đến người khác từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng:
Trường hợp lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá;
Thực hiện việc lập hồ sơ khống, hồ sơ giả nhằm mục đích tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản;
Thông đồng nhằm mục đích dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động tham gia bán đấu giá tài sản.
(ii) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
Hành vi phạm tội được thực hiện một cách có tổ chức;
Có hành vi thu lợi bất chính với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;
Trường hợp phạm tội gây thiệt hại cho người khác với sô tiền từ 300.000.000 đồng trở lên;
Có số lần thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên;
Sử dụng các thủ đoạn mang tính tinh vi, xảo quyệt.
(iii) Người có hành vi phạm tội liên quan đến trật tự quản lý kinh tế về hoạt động bán đấu giá tài sản còn có thể đối diện với mức xử phạt từ 10.000.000 đồng lên đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm được hành nghề hoặc làm các công việc nhất định trong thời gian quy định từ 01 năm lên đến 05 năm.
Có thể bạn quan tâm: Gian lận bảo hiểm xã hội
Điều 219 đã ban hành những quy định cụ thể về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến trật tự quản lý kinh tế được quy định như sau:
(i) Bị phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian lên đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước có hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát lãng phí với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới mức 100.000.000 đồng nhưng đã bị tiến hành xử lý kỷ luật về hành vi này mà vẫn còn tái phạm.
(ii) Phạt tù trong thời hạn từ 03 năm lên đến 12 năm trong trường hợp phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí sau đây:
Phạm tội nhằm mục đích vu lợi;
Thực hiện hành vi một cách có tổ chức;
Sử dụng thủ đoạn mang tính tinh vi, xảo quyệt với mục đích phạm tội;
Trường hợp gây ra thiệt hại về mặt tài sản với số tiền từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
(iii) Tiến hành phạt tù từ 10 năm lên đến 20 năm nếu phạm tội gây thiệt hại về mặt tài sản từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
(iv) Người phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc thực hiện các công việc nhất định trong thời hạn từ 01 năm lên đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 222 đã ban hành những quy định cụ thể về vấn đề xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
(i) Phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm hoặc phạt tù với thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nếu đối tượng thực hiện một trong những hành vi quy định sau đây: Gây thiệt hại với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới mức 100.000.000 đồng nhưng đã bị tiến hành xử lý kỷ luật về hành vi này mà vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm:
Hành vi can thiệp trái pháp luật quy định vào hoạt động đấu thầu;
Trường hợp thông thầu;
Trong quá trình đấu thầu có hành vi gian lận;
Thực hiện hành vi cản trở gây ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu;
Trường hợp vi phạm quy định pháp luật về việc bảo đảm công bằng, minh vạch trong hoạt động đấu thầu;
Trong khi chưa tiến hành xác định được nguồn vốn cho gói thầu đã tổ chức lựa chọn nhà thầu dẫn đến tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu;
Trường hợp chuyển nhượng thầu một cách trái phép.
(ii) Phạt tù từ 03 năm lên đến 12 năm trong trường hợp phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về đấu thầu được quy định sau:
Phạm tội vì mục đích vu lợi;
Phạm tội một cách có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích phạm tội;
Sử dụng thủ đoạn mang tính tinh vi, xảo quyệt nhằm mục đích phạm tội;
Trường hợp gây ra thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
(iii) Phạt tù với thời hạn từ 10 năm cho đến 20 năm nếu phạm tội gây thiệt hại với số tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
(iv) Người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm một số công việc nhất định trong thời gian từ 01 năm lên tới 05 năm hoặc tịch thu tài sản (một phần hoặc toàn bộ).
Tìm hiểu thêm về: Tội xâm phạm bảo vệ rừng
Điều 225 đã ban hành quy định cụ thể về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
(i) Xử phạt với số tiền từ 50.000.000 đồng lên đến 300.000.000 đồng hoặc bị tiến hành phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm trong trường hợp người nào đó cố ý thực hiện các hành vi sau mà không được sự cho phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan: xâm phạm quyền tác giả, các quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc hành vi thu lợi bất chính với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới mức 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại ảnh hưởng tới chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng:
Trường hợp có hành vi tự ý sao chép các tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
Có hành vi phân phối các bản sao tác phẩm, bản sao ghi âm, bản sao ghi hình đến công chúng.
(ii) Trường hợp phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về quyền tác giả, các quyền liên quan sau đây sẽ bị tiến hành xử phạt từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù trong thời hạn từ 06 tháng lên đến 03 năm:
Hành vi phạm tội được thực hiện một cách có tổ chức;
Phạm tội với số lần từ 02 trở lên;
Hành vi thu lợi nhằm mục đích bất chính với số tiền từ 300.000.000 đồng trở lên;
Trường hợp gây ra thiệt hại, ảnh hưởng đến phía chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan với số tiền từ 500.000.000 đồng trở lên;
Sản phẩm hàng hóa vi phạm có trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.
(iii) Đối tượng phạm tội còn có thể đối diện với mức xử phạt từ 20.000.000 đồng lên đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm tham gia các hoạt động hành nghề hoặc làm các công việc nhất định trong thời gian quy định từ 01 năm cho đến 05 năm.
(iv) Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội được quy định chi tiết tại Điều này sẽ bị tiến hành phạt như sau:
Xử phạt hành chính từ 300.000.000 đồng lên đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp thực hiện một trong các hành vi được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc hành vi thu lợi nhằm mục đích bất chính với mức tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây ra thiệt hại, ảnh hưởng đến chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hành vi thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây ra thiệt hại ảnh hưởng đến chủ thể quyền tác giả, các quyền liên quan từ 100.000.000 đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi được quy định cụ thể tại Điều này hoặc đã bị kết án cho tội danh này, chưa được xóa án tích nhưng đã tái phạm.
Xử phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng lên đến 02 năm trong trường hợp phạm tội thuộc một trong các quy định ban hành tại khoản 2 Điều này.
Pháp nhân thương mại còn có thể phải nhận mức phạt từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, cấm hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm thực hiện việc huy động vốn trong thời gian từ 01 năm lên đến 03 năm.
Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về quyền sở hữu công nghiệp được quy định chi tiết tại Điều 226 Bộ luật hình sự như sau:
(i) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng lên đến 500.000.000 đồng hoặc tiến hành phạt cải tạo không giam giữ với thời hạn được quy định lên đến 03 năm trong trường hợp người nào đó có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được quyền bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi nhằm mục đích bất chính với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây ra thiệt hại ảnh hưởng đến chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm có trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
(ii) Xử phạt với số tiền từ 500.000.000 đồng lên đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù trong thời gian từ 06 tháng lên đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định cụ thể sau đây:
Phạm tội một cách có tổ chức;
Đối tượng phạm tội từ 02 lần trở lên;
Hành vi thu lợi một cách bất chính từ 300.000.000 đồng trở lên;
Trường hợp gây thiệt hại ảnh hưởng đến chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với số tiền từ 500.000.000 đồng trở lên;
Trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
(iii) Đối tượng phạm tội còn có thể bị tiến hành xử phạt với số tiền từ 20.000.000 đồng lên đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định trong thời gian từ 01 năm lên đến 05 năm.
(iv) Pháp nhân thương mại nếu phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về quyền sở hữu công nghiệp thuộc quy định tại Điều này sẽ bị tiến hành xử phạt như sau:
Xử phạt hành chính từ 500.000.000 đồng lên đến 2.000.000.000 đồng trong trường hợp pháp nhân thương mại thực hiện hành vi được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, đã bị tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, trong thời gian chưa được xóa án tích đã có hành vi vi phạm.
Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng lên đến 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều này.
Pháp nhân thương mại xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về quyền sở hữu công nghiệp còn có thể phải đối diện với mức xử phạt từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm thực hiện huy động vốn từ 01 năm cho tới 03 năm.
Tham khảo thêm về: Tội vi phạm quy định về quản lý đất đai
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm