Bảo lãnh dự thầu là gì? Các biện pháp bảo lãnh dự thầu theo quy định
Căn cứ theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bảo lãnh, theo đó, khái niệm bảo lãnh được hiểu như sau:
Thứ nhất, bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền - bên nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh) trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
Thứ hai, các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tham khảo thêm bài viết về bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh dự thầu được hiểu là việc nhà thầu hay nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp như ký quỹ, đặt cọc hoặc nộp thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của các nhà thầu hay nhà đầu tư trong một thời gian xác định.
Các trường hợp sử dụng hình thức bảo lãnh dự thầu theo quy định của pháp luật bao gồm:
Giá trị bảo lãnh dự thầu
Các trường hợp không được hoàn trả bảo lãnh dự thầu như sau:
Tham khảo thêm bài viết về bảo lãnh ngân hàng
Theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 thì các biện pháp bảo lãnh dự thầu được quy định bao gồm: ký quỹ, đặt cọc, nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tại Khoản 1, Mục 9 Chương I, Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh ban hành kèm theo, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo một trong các hình thức: thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc.
Bảo lãnh dự thầu là gì? Các biện pháp bảo lãnh dự thầu theo quy định
Trong trường hợp sử dụng thư bảo lãnh phải đảm bảo đúng theo mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu độc lập hoặc Mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu liên danh hoặc Mẫu thư bảo lãnh khác nhưng phải bao gồm đầy đủ nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu. Đối với hình thức đặt cọc là việc thực hiện bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt hoặc bằng séc
Bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng 3 hình thức đó là đặt cọc, ký quỹ và bảo lãnh. Xét về tính chất của loại bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa thì có thể phân thành bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng tài sản (đặt cọc, ký quỹ) và bảo đả dự thầu được thực hiện bằng hành vi (bảo lãnh). Với biện pháp bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng tài sản thì buộc bên dự thầu phải có một tài sản nào đó nhất định để đưa ra cam kết, như: tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Đối với bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng hành vi (bảo lãnh), thì bên dự thầu không cần có tài sản mà việc bảo đảm này sẽ được được xác lập dựa trên cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba đó là bên bảo lãnh.
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, tài sản đặt cọc có thể là một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác, nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu và bảo đảm phù hợp với xu thế “thanh toán không tiền mặt”, trong Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐTquy định chi tiết về lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đã hướng dẫn nhà thầu nộp BĐDT theo hình thức đặt cọc bằng séc, không yêu cầu nhà thầu nộp bằng tiền mặt.
Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề pháp lý khác, tham khảo thêm các bài viết trên trang pháp trị.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm