Bỏ trốn sau khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có phải tình tiết tăng nặng không?

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 09/01/2020
view 603
comment-forum-solid 0

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bỏ trốn sau khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Người đã thực hiện hành vi phạm tội (đủ yếu tố cấu thành hành vi phạm tội) mà bỏ trốn thì hành vi bỏ trốn này là trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, hành vi bỏ trốn không phải là dấu hiệu của tội phạm mà chỉ gây khó khăn cho việc xử lý vụ án.

Trường hợp này khác với trường hợp bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, là dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tức là nếu chưa bị coi là “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” thì chưa cấu thành tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Như vậy bỏ trốn sau khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội đã thực hiện xong hành vi phạm tội của mình rồi mới bỏ trốn để tránh sự trừng phạt của pháp luật. 

Bỏ trốn sau khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có phải tình tiết tăng nặng không?

 Theo Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau: "1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên; k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. 2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng".

Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 không có điều khoản nào quy định: “người phạm tội bỏ trốn hoặc trốn truy nã là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” mà điểm p khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 đều không quy định “bỏ trốn nhằm trốn tránh pháp luật” mà chỉ quy định: “có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt. Cho đến nay chưa có một văn bản hướng dẫn nào của các cơ quan tiến hành tố tụng giải thích hoặc hướng dẫn “hành động xảo quyệt nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm” là những hành động nào, có hành vi bỏ trốn hay không? Theo từ điển tiếng Việt thì “xảo quyệt” là tính từ chỉ sự dối trá, lừa lọc, quỷ quyệt một cách khó lường. Về lý luận, cũng như ý kiến bình luận khoa học của các chuyên gia thì, “người phạm tội có hành động xảo quyệt nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm”. Họ có thể là không bỏ trốn nhưng nhằm cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Ví dụ: Sau khi giết người, thủ phạm đã băm mặt nạn nhân làm cho mặt nạn nhân bị biến dạng không ai nhận ra nữa, hoặc cắt đầu nạn nhân đem cất giấu một nơi, hoặc sau khi giết người mang xác nạn nhân để trên đường đường ray cho tàu nghiến đứt với ý định để mọi người tưởng là bị tai nạn. Còn trường hợp biết hành vi phạm tội của mình có khả năng bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện mà bỏ trốn để gây khó khăn cho cơ quan tố tụng thì chưa có hướng dẫn đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên nếu không coi việc bỏ trốn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì vô hình chung pháp luật không phản ảnh thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, vì là tình tiết tăng nặng nên tòa án không thể áp dụng và nói rõ trong bản án, mà phải có giải thích, hướng dẫn của cơ quan có thẩm thẩm quyền.

Theo Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội thì Tòa án nhân dân Tối cao thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các quy định về “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”, “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn”; khi cần thiết, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các điều, khoản, điểm khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Do đó, Tòa án nhân dân Tối cao nên hướng dẫn trường hợp sau khi phạm tội mà bỏ trốn phải coi là “dùng thủ đoạn xảo quyệt nhằm trốn tránh pháp luật”. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm và cũng phù hợp với cuộc sống.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.71157 sec| 1027.328 kb