Cán bộ, công chức, viên chức có được kinh doanh không?

Bởi Trần Thu Thủy - 02/05/2020
view 1213
comment-forum-solid 0

Phần đông chúng ta vẫn nghĩ rằng làm việc tại cơ quan nhà nước đồng nghĩa với việc không được thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp hay mở hộ kinh doanh nữa. Thế nhưng, nó có đúng với quy định của pháp luật hay không, liệu cán bộ, công chức, viên chức có được kinh doanh không?

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước

Người làm việc tại cơ quan nhà nước có thể là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đối tượng khác. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có cán bộ, công chức, viên chức mới phải chịu những hạn chế trong việc thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.

- Cán bộ, công chức, viên chức và quy định về thành lập doanh nghiệp

Điểm b Khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Cán bộ, công chức, viên chức và quy định về góp vốn vào doanh nghiệp

- Pháp luật có phần cho phép cán bộ, công chức, viên chức được phép góp vốn vào doanh nghiệp, miễn là đáp ứng các điều kiện dưới đây:

Không giữ chức vụ quản lý, điều hành;

Không kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

- Cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia góp vốn tương ứng với loại hình doanh nghiệp như sau:

Là cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần (không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát hay chức vụ quản lý khác của doanh nghiệp);

Là thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

- Bên cạnh đó, pháp luật còn có quy định ràng buộc về phạm vi kinh doanh đối với thân nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, cụ thể:

Vợ hoặc chồng của những người này không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;

Vợ, chồng, cha, mẹ, con của những người này không được kinh doanh trong phạm vi người đó trực tiếp quản lý.

- Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền kinh doanh của đối tượng làm việc trong cơ quan Nhà nước được quy định như sau:

Tất cả người làm việc trong cơ quan nhà nước được tự do thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Người làm việc tại cơ quan nhà nước mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì vẫn có quyền tự do thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.

Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần, công ty hợp danh nhưng không được quyền quản lý, điều hành và đảm bảo điều kiện về phạm vi kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.16934 sec| 1014.742 kb