Có được phép đăng ký kết hôn đồng giới tại Việt Nam?

Bởi Trần Thu Thủy - 14/04/2020
view 721
comment-forum-solid 0

Kết hôn đồng giới tạm hiểu là kết hôn giữa những người có cùng giới tính sinh học. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật quy định: "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính".

Chuyên viên Huỳnh Thu Hương - tư vấn về thủ tục làm căn cước công dân cho người tạm trú Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Kết hôn đồng giới là gì?

Kết hôn đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Người đồng tình chỉ khác về xu hướng tình dục. Nhưng cảm xúc, tình cảm vẫn không khác gì những người nam nữ bình thường. Tình cảm của họ kém bền vững do không được gia đình; xã hội ủng hộ và luật pháp thừa nhận.

Theo khoa học đã được thế giới công nhận đồng tính không phải là bệnh. Và không phải bệnh thì không thể chữa được. Pháp luật hiện nay mở rộng cơ hội bình đẳng cho nhiều người hơn, nghĩa là xã hội trở nên hạnh phúc hơn. Không ai xâm phạm quyền của ai cả.

Có được đăng ký kết hôn đồng giới ở Việt Nam?

Thứ nhất, về đối tượng đăng ký kết hôn ở Việt Nam, căn cứ Khoản 5, Điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn".

Có thể thấy, ngay từ đầu, quan hệ hôn nhân được pháp luật Việt Nam công nhận là quan hệ được thiết lập giữa một nam và một nữ thông qua hình thức đăng ký kết hôn.

Về kết hôn đồng giới, căn cứ Khoản 2, Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn thì "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính". Như vậy, giữa những người cùng giới tính sẽ không thể đăng ký kết hôn, không được cấp chứng nhận kết hôn, hay việc chung sống của họ sẽ không được pháp luật Việt Nam thừa nhận và không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ như vợ chồng.

Trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới. Song, tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã có những thay đổi, chỉnh sửa. Theo đó, bãi bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, về mặt pháp lý nhà nước cũng không thừa nhận đây là cuộc hôn nhân hợp pháp.

Từ quy định trên, có thể thấy pháp luật hiện hành tuy không nghiêm cấm những người đồng tính kết hôn nhưng cũng không thừa nhận việc này. Nếu các cặp đôi đồng tính muốn tiến tới hôn nhân và sống với nhau như vợ chồng; thì về mặt pháp lý cuộc hôn nhân đó không được pháp luật thừa nhận. Có nghĩa là hôn nhân đồng giới không bị ràng buộc bởi các quy định hiện hành về hôn nhân và gia đình. Ví dụ như các quy định về quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản và xác định cha mẹ, con.

Luật hiện hành cũng chưa quy định thêm các hình thức xử phạt nào khác về kết hôn đồng giới. Như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam, hôn nhân đồng giới không được thừa nhận và không bị xử phạt. Tức không bị cấm nhưng cũng không được thừa nhận.

Kết hôn đồng giới có được phép tổ chức đám cưới?

Trước đây, việc kết hôn giữa những người cùng giới là trái pháp luật, theo Điều 8, Nghị định 87/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực hôn nhân gia đình đã hết hiệu lực thì: "Phạt tiền từ 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính". Hiện nay, căn cứ Điều 48, Nghị định 110/2013/NĐ – CP của Chính phủ (ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã) về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm hôn nhân một vợ một chồng thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” đã được bãi bỏ.

Ngoài ra, Khoản 1, Điều 9 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 cũng quy định: "Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”.

Vậy căn cứ theo các quy định trên, pháp luật Việt Nam hiện tại không xem những nghi thức như lễ cưới, đám hỏi… có giá trị pháp lý như đăng ký kết hôn. Pháp luật không can thiệp vào những nghi thức này cũng như không có quy định về kết hôn đồng tính. Việc hai người đồng giới tổ chức lễ cưới không phải là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình. Do đó, có thể tổ chức đám cưới, hay chung sống với nhau theo quyền công dân của mình. Nhà nước sẽ không can thiệp, không xử phạt hành chính việc này. Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân của hai người đồng giới sẽ không được Nhà nước thừa nhận, không có giá trị pháp lý, không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.14420 sec| 1014.672 kb