Con có được quyền có tài sản riêng không?

Bởi Trần Thu Thủy - 07/01/2020
view 479
comment-forum-solid 0

Con có quyền có tài sản riêng, bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác.

Chuyên viên Huỳnh Thu Hương - tư vấn về thủ tục làm căn cước công dân cho người tạm trú Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Con có được quyền có tài sản riêng không?

Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về quyền có tài sản riêng của con như sau: “1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng cũng là tài sản riêng. 2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập. 3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này”.

Theo quy định của pháp luật, con có quyền có tài sản riêng như: tài sản được thừa kế, được tặng cho riêng, thu nhập bằng lao động hoặc thu nhập hợp pháp khác.

Quản lý, định đoạt tài sản riêng của con

Điều 76 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quản lý tài sản riêng, theo đó: "1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý. 2. Tài sản của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng. Tài sản riêng do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác. 3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự".

Việc quản lý tài sản của con được tuân thủ theo quy tắc của Luật hôn nhân và gia đình như sau Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý, tài sản của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của con. Tài sản của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự dầy đủ. trừ trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác. Trường hợp cha mẹ không quản lý tài sản của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định cảu Bộ luật dân sự, người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định cảu pháp luật. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự àm con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản của con được giao lại cho người giám hộ quản lý.

Về định đoạt tài sản riêng của con, Điều 77 Luật này quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, theo đó: "1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. 3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện".

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

  • Từ khóa
  • con

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.56230 sec| 1006.492 kb