Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường nhằm tìm kiếm và thu hút khách hàng. Vì vậy, họ có thể lựa chọn cách thức thành lập công ty con, có thể mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Theo quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014:
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó; hoặc có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; hoặc có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty.
Công ty con thực chất là 1 doanh nghiệp được tạo lên từ nguồn vốn góp của công ty mẹ cùng với các nguồn vốn từ các thành viên không thuộc công ty mẹ. Một công ty được gọi là công ty con nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau đây:
Có từ 51% vốn góp trở lên trong công ty là của công ty mẹ.
Các chức danh trong công ty con có thể được bổ nhiệm và thay đổi bởi công ty mẹ
Công ty mẹ có quyền điều chỉnh điều lệ công ty con.
Pháp luật cũng quy định một số hạn chế về vốn giữa công ty mẹ và công ty con:
Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp 2014.
Như vậy, công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có tài sản riêng (có tư cách pháp nhân độc lập). Do vậy thủ tục thành lập công ty con cũng giống như thủ tục thành lập một doanh nghiệp bình thường.
Về trụ sở công ty: doanh nghiệp phải đảm bảo có trụ sở chính theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2014.
Về loại hình công ty con: tùy vào mục đích và nhu cầu, khi thành lập công ty con Quý Khách hàng có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.
Về tên Công ty con: việc đặt tên công ty con phải đảm bảo phù hợp quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014.
Về vốn điều lệ khi thành lập công ty con: Luật doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định vốn điều lệ là thông tin bắt buộc cần phải có nhưng lại không có quy định cụ thể mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa đối với các loại hình doanh nghiệp.
Phụ thuộc ngành nghề kinh doanh mà khi thành lập công ty con có thể phải đáp ứng điều kiện về vốn tối thiểu nhất định. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm.
Về ngành nghề kinh doanh của công ty con: Hiến pháp năm 2013 quy định rõ, cá nhân, tổ chức được kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Do đó, căn cứ vào mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp kê khai các ngành nghề trong bộ hồ sơ đăng ký. Đối với một số ngành nghề nhất định, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
Điều lệ công ty: Điều lệ công ty con phải đảm bảo các nội dung theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014.
Với các công ty con là công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần thì cần phải chuẩn bị danh sách thành viên, cổ đông
Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty con trong trường hợp người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ngoài ra, việc chuẩn bị hồ sơ quy trình thành lập doanh nghiệp con còn tùy thuộc và loại hình của công ty mẹ
Ngoài ra, khi thực hiện thủ tục thành lập công ty con, cần chuẩn bị các tài liệu nộp kèm bộ hồ sơ như sau: Bản sao y công chứng chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của các thành viên trong công ty; Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ; Bản sao y công chứng chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý công ty con,
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty con dự định đặt trụ sở.
Thời gian cấp giấy phép cho công ty con: Sau 03 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ hợp lệ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thì doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy phép kinh doanh công ty con.
Trên cơ sở việc kiểm tra hồ sơ thành lập công ty con, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét, cấp và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì sẽ thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho doanh nghiệp.
Nếu mới chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì là chưa đủ để công ty con có thể hoạt động. Vì vậy, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty con cần phải thực hiện các thủ tục như khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu, treo biển doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế, kế toán, bổ sung các giấy phép kinh doanh, các thủ tục khác liên quan đến lao động, bảo hiểm,…
Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm