Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp khác, theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính - theo Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Nếu cuộc họp ĐHĐCĐ không được tổ chức kịp thời sẽ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cổ đông và các bên có liên quan khác. Bởi, nhiều vấn đề quan trọng sẽ được thảo luận và thông qua tại cuộc họp như: kế hoạch kinh doanh hằng năm, báo cáo tài chính; phân chia lợi nhuận… Cũng theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, cuộc họp ĐHĐCĐ không thể tổ chức theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản như các cuộc họp cổ đông thông thường khác.
Dịch bệnh Covid-19 mặc dù đã và đang được kiểm soát rất tốt, tuy nhiên, các cơ quan nhà nước vẫn áp dụng các biện pháp cách ly xã hội để nhằm hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh. Trước tình hình đó, đã có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn cũng có thông báo hoãn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm nay như: Vingroup, Techcombank, Sabeco, PNJ, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, Công ty CP Hàng không Vietjet, Công ty CP Ô tô Trường Hải…
Nhiều Sở kế hoạch và đầu tư của các tỉnh, thành phố đã có công văn chấp thuận đề xuất của doanh nghiệp, nhưng yêu cầu thời hạn hoãn không quá ngày 30/6/2020.
Tuy nhiên, làm cách nào để doanh nghiệp thực thi được thời hạn này lại là một thách thức không nhỏ trong bối cảnh khó xác định thời điểm kết thúc dịch. Hơn nữa việc họp trực tuyến cũng có thể sẽ bị gặp khó khăn công nghệ, mạng và khả năng kết nối.
Hiện nay, một số đơn vị linh hoạt áp dụng công nghệ trong việc hội nghị trực tuyến nhằm đảm bảo hiệu quả công việc nhưng vẫn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Pháp luật doanh nghiệp quy định có 4 phương thức để được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ: (i) tham dự và biếu quyết trực tiếp tại cuộc họp; (ii) ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc hop; (iii) tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác; (iiii) gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử - theo điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin để họp ĐHĐCĐ trực tuyến. Việc lựa chọn một trong các phương thức được quy định nêu trên là quyền lợi đương nhiên của các cổ đông. Đồng thời áp dụng phương thức gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp qua hình thức: gửi thư, fax, thư điện tử. Chính vì vậy, theo chúng tôi công ty có thể chọn 1 trong các phương thức được quy định để họp ĐHĐCĐ mà không nhất thiết phải sửa đổi điều lệ. Cụ thể: Cổ đông không nhất thiết phải ngồi 1 chỗ tham dự. Cổ đông có thể quyết định hình thức biểu quyết khác nhau, ví dụ với cuộc họp trực tuyến có thể biểu quyết bằng cách: Giơ phiếu biểu quyết qua màn hình điện tử.
Cách thức này giúp doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh lại vừa tổ chức được cuộc họp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định 71/2017/NĐ-CP, công ty đại chúng có trách nhiệm quy định tại quy chế nội bộ về quản trị công ty trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Ngoài ra, luật còn quy định phương thức họp trực tuyến có thể được áp dụng cho cuộc họp Hội đồng quản trị công ty.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Dịch vụ pháp lý tư vấn về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest: i) tư vấn, hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng về các vấn đề khác trong lĩnh vực doanh nghiệp; (ii) đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện công việc; (iii) hỗ trợ dịch thuật, xác nhận giấy tờ và giúp đỡ về pháp luật khác.
Với hệ thống đối tác liên quan đến dịch vụ lao động: tư vấn pháp luật lao động, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn thuế - kế toán… Công ty Luật TNHH Everest có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.
Với mạng lưới chi nhánh, đại lý tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Hồ Chí Minh…, cùng với việc áp dụng công nghệ, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, Công ty Luật TNHH Everest có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh và chi phí hợp lý.
Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm