Hạn chế tranh chấp hợp đồng xây dựng

view 497
comment-forum-solid 0

Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những hệ lụy kinh tế - xã hội vô cùng to lớn, trong đó ngành xây dựng không phải là một ngoại lệ. Số phận pháp lý của các hợp đồng xây dựng sẽ ra sao và doanh nghiệp xây dựng cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

COVID-19: Áp dụng sự kiện bất khả kháng sao cho đúng?

Căn cứ khoản 1 điều 156 Bộ luật Dân sư năm 2015, sự kiện bất khả kháng được định nghĩa như sau: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép. Theo đó, liệu đại dịch COVID-19 có thỏa mãn 3 điều kiện: (i) yếu tố khách quan, (ii) không lường trước được, (iii), không thể khắc phục được. Trên thực tế ở giai đoạn đầu, đại dịch này không được coi là sự kiện bất khả kháng, bởi thiếu đi yếu tố là “không thể khắc phục được”. Các bên vẫn có thể đảm bảo thực thi hợp đồng đã giao kết do chưa phải đối mặt với những khó khăn mang tính quyết định đến mức không thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi diễn biễn dịch ngày càng phức tạp, theo chiều hướng xấu đi, vượt rất ra tầm kiểm soát của nhà nước cũng như các doanh nghiệp. Sự ra đời của những quyết định hành chính, lệnh giãn cách xã hội và nghiêm cấm tụ tập đông người là thời khắc quyết định đại dịch COVID-19 có thể được xem là một sự kiến bất khả kháng trong quá trình thực thi và chấm dứt hợp đồng.

Bên cạnh đó, các bên khó có thể bảo vệ quyền lợi và giải trừ nghĩa vụ của mình khi một mực đưa ra các căn cứ: không tuyển được lao động, không mua được nguyên liệu hay máy móc không thể vận hành,… do dịch bệnh. Liệu những nguyên do này có thỏa mãn điều kiện: (iii) không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép?

Có thể nói, những lý do kể trên, bất kỳ bên nào trong hợp đồng đều dễ dàng liệt kê ra, nhưng thật khó nếu coi nó là căn cứ để COVID-19 là một sự kiện bất khả kháng. Bởi để các bên chứng minh được điều đó là không hề đơn giản.

Có lẽ, giải pháp tối ưu hơn cho các bên là tập trung vào các quyết định hành chính của Cơ quan nhà nước được đưa ra nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Các quyết định này dễ dàng hội tụ đủ 3 yếu tố: là một yếu tố khách quan, không thể lường trước và cũng không thể ngăn chặn được vì tình chất cấp bách và mang tính quy phạm của nó. Việc xác định xem đâu là sự kiện bất khả kháng trong tổng thể diễn biến của đại dịch COVID-19 là những căn cứ pháp lý quyết định giúp giải quyết những hậu quả, thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Trong trường hợp này khi có thiệt hại xảy ra, về nguyên tắc, người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm. Thế nhưng, trên cơ sở nguyên tắc trung thực, thiện chí khi giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại, và cùng chia sẻ rủi ro với bên đối tác của mình.

Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Chìa khóa pháp lý: Hoàn cảnh thay đổi cơ bản?

Với những phân tích trên đây, dễ dàng thấy nếu coi đại dịch COVID-19 là cơ sở để nại ra sự kiện bất khả kháng trong các hợp đồng xây dựng là khá phức tạp. Bởi, ngoài phải chứng minh sự kiện này hội tụ đủ 3 yếu tố theo luật định, việc nại ra còn phụ thuộc rất lớn vào các quy định cụ thể trong từng hợp đồng cũng như khả năng chứng minh ảnh hưởng thực tế (-không thể khắc phục được, dù đã áp dụng mọi biện pháp trong nguồn lực và khả năng cho phép) của đại dịch COVID-19 đối với việc thực hiện hợp đồng.

Rõ ràng, việc dễ dàng hơn cho các bên khi tìm kiếm một chế định mới, khác nhưng vô cùng hữu hiệu trong Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là chế định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Theo đó, tại điều 420 Bộ luật này quy định, hoàn cảnh thay đổi khi có đủ các điều kiện sau đây: (i) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra giao kết hợp đồng; (ii) tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; (iii) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; (iv) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; (v) bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Như vậy, xuất phát từ diễn biến thực tế của đại dịch cùng với các quyết sách của cơ quan nhà nước nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, các bên liên quan có thể sử dụng chế định trên nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của các bên. Bằng nhiều cách, các doanh nghiệp xây dựng vẫn có thể tìm kiếm được nguồn lao động, máy móc, nhiên nguyên liệu cho các hoạt động thực hiện hợp đồng của mình. Thế nhưng, một bên trong hợp đồng sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn so với dự kiến ban đầu. Cách thức phù hợp và hiệu quả cho các bên lúc này chính là thương lượng lại để tiếp tục thực hiện Hợp đồng. Còn nếu không thương lượng được, tức nguyên tắc thiện chí đã không được các bên tôn trọng, tất yếu chỉ các bên chỉ có thể nhờ Tòa án hoặc Trọng tài tuyên chấm dứt hợp đồng.

COVID-19: Bài học kinh nghiệm cho các bên khi giao kết hợp đồng xây dựng

Hợp đồng được giao kết là kết quả gặp gỡ ý chí của các chủ thể tham gia, là luật của các bên trong quá trình thực thi và chấm dứt hợp đồng. Chính vì vậy, để tránh những khó khăn và tranh chấp không đáng có, các chủ thể giao kết nên có những thỏa thuận rõ ràng, cụ thể từng điều kiện để các bên có thể nại ra khi tình hình thực tế có sự thay đổi quyết định đến việc thực thi hay chấm dứt hợp đồng. Hơn nữa, ngoài việc đưa ra các điều kiện, các bên còn có thể thỏa thuận những quy định rõ ràng về hệ quả, cách thức xử lý khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Chưa hết, nghĩa vụ thông báo, chứng minh khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra để giảm bớt tối đa những thiệt hại phát sinh cũng là những vấn đề đáng lưu ý khi các bên giao kết hợp đồng xây dựng nói riêng và các loại hợp đồng khác sau này.

Nói tóm lại, với các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, vấn đề thực thi đúng hợp đồng hay không đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp bởi nó gắn chặt với quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Chế định pháp lý nào cần được nại ra nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi và nghĩa vụ của họ là vô cùng cấp thiết. Chính bởi vậy, doanh nghiệp cần những hiểu biết rõ ràng về các vấn đề pháp lý và sự kiện pháp lý là vô cùng quan trọng.

Dịch vụ pháp lý tư vấn về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Dịch vụ pháp lý tư vấn về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest: (i) tư vấn, hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng về các vấn đề khác trong lĩnh vực doanh nghiệp; (ii) đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện công việc; (iii) hỗ trợ dịch thuật, xác nhận giấy tờ và giúp đỡ về pháp luật khác.

Với hệ thống đối tác liên quan đến dịch vụ doanh nghiệp: tư vấn pháp luật lao động, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn thuế – kế toán… Công ty Luật TNHH Everest có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.

Với mạng lưới chi nhánh, đại lý tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Hồ Chí Minh…, cùng với việc áp dụng công nghệ, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, Công ty Luật TNHH Everest có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh và chi phí hợp lý.

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Luật sư Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.37265 sec| 1045.563 kb