Tội hành hạ người khác được quy định như thế nào?

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 04/10/2021
view 243
comment-forum-solid 0

Hiện nay có nhiều trường hợp người sử dụng vũ lực đánh đập hoặc dùng lời nói đe dọa gây bất ổn về tinh thần cho người khác nhưng chưa đến mức để lại thương tích đáng kể cho nạn nhân. Hành vi này tuy không đủ điều kiện cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho cơ thể người khác nhưng cũng mang mức độ nguy hiểm cho xã hội, khiến cho người bị hại đau khổ. Vì vậy, pháp luật hình sự đã có quy định riêng hành vi hành hạ người khác là cũng được xem là một tội phạm.

hành hạ người khác Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hành hạ người khác là như thế nào?

Ngoài các quy định của pháp luật thì có thể hiểu hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình làm cho người đó đau đớn về thể xác hoặc khổ sở về mặt tinh thần.

Hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại nhiều lần và thực hiện bằng nhiều các hình thức như dùng sức mạnh thể chất của mình để đánh đập, trói giữ, giam cầm...; dùng lời nói như chửi mắng, xỉ vả kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm... hoặc bằng cách không hành động của những người có nghĩa vụ như không cho ăn, không cho uống, không chăm sóc...

Giữa người có hành vi hành hạ và người bị hành hạ bao giờ cũng có mối quan hệ lệ thuộc về gia đình, về xã hội (công tác, học tập, làm việc), về tín ngưỡng...

Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu pháp luật tại Pháp trị

Quy định của pháp luật về tội hành hạ người khác

Các yếu tố cấu thành

Trước khi đi vào quy định của pháp luật về tội hành hạ người khác, chúng ta cần tìm hiểu về những dấu hiệu cấu thành nên tội phạm này:

(i) Về khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến sức khoẻ của người khác (gồm sức khoẻ thể chất và về tinh thần).

(ii) Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:  Về hành vi: Có hành vi đối xử tàn ác, làm nhục đối với người lệ thuộc mình (lệ thuộc vào người có hành vi phạm tội) và các dấu hiệu khác, đó là người bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc đối với người phạm tội về quan hệ xã hội, công tác hoặc về tôn giáo.

(iii) Chủ thể thực hiện tội phạm này là bất kì người nào đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự và phải có mối quan hệ lệ thuộc với nạn nhân

(iv) Mặt chủ quan: Tội hành hạ người khác được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần người người lệ thuộc. Tuy nhiên người phạm tội không mong muốn cho hậu quả người lệ thuộc bị tổn hại về sức khỏe hay tinh thần xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra.

(v) Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau: Khung một (khoản 1) Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan; Khung hai (khoản 2) quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 03 năm áp dụng đối với một trong các trường hợp người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;...

Quy định về tội hành hạ người khác

Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội hành hạ người khác như sau:

(i) Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổng thương cơ thể 31% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên.

Bạn có thể tìm đọc thêm tài liệu về tội hành hạ người có công nuôi dưỡng mình

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.27016 sec| 1029.297 kb