Nội dung bài viết [Ẩn]
Hôn nhân gia đình là mối quan hệ vợ chồng đã được thừa nhận về mặt pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Do đó các bên trong quan hệ hôn nhân gia đình phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ mà pháp luật quy định. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho các bạn các tội hình sự về hôn nhân gia đình mới nhất.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Chế độ hôn nhân gia đình được giải thích cụ thể tại khoản 3 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó chúng ta hiểu chế độ hôn nhân gia đình là tất tần tật các quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng; giữa các thành viên khác trong gia đình, giữa cha mẹ và con; vấn đề cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân gia đình.
Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là hành vi chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác trong khi đang có chồng hoặc có vợ. Hành vi chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người đang có chồng hoặc có vợ.
Khách thể
Những người phạm tội này đã xâm phạm đến một nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân gia đình là chế độ hôn nhân một vợ, một chồng trong gia đình.
Mặt khách quan
Người phạm tội có một trong hai hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã nêu ở mục trên.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi tội phạm này có lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể
Chủ thể của tội này là chủ thể thường, nhưng đòi hỏi một trong hai bên phải là người đang trong mối quan hệ vợ chồng được pháp luật thừa nhận
Có thể bạn quan tâm: Chủ thể của tội phạm
Theo quy định của Bộ luật Hình sự, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có hai khung hình phạt.
Khung 1 được quy định tại khoản 1 là khung cơ bản có mức phạt: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
Khung 2 được quy định tại khoản 2 là khung tăng nặng, người vi phạm bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều 181 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định cụ thể về tội này.
Ví dụ về cưỡng ép kết hôn, bị ép kết hôn: Người mẹ ép con gái của mình (16 tuổi) kết hôn với một người khác (24 tuổi).
Người phạm tội này có thể bị xử lý Hình sự với hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Tảo hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 là việc lấy chồng, lấy vợ khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, có nghĩa là nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên, nam chưa đủ 20 tuổi trở lên. Những người tổ chức tảo hôn sẽ bị xử lý hình sự vì nó vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Hôn nhân gia đình.
Khách thể
Hành vi vi phạm tội này đã xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân gia đình được pháp luật bảo vệ.
Mặt khách quan
Trong quan hệ hôn nhân gia đình, người phạm tội có hành vi hành hạ hoặc ngược đãi ông, bà, mẹ, cha, chồng, vợ, con, cháu, hoặc những người có công nuôi dưỡng mình trong quan hệ hôn nhân gia đình.
Người có những hành vi trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe trên 21%, thiệt hại về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tinh thần, tài sản từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây dư luận xấu trong xã hội cho những người còn lại trong quan hệ hôn nhân gia đình.
Chủ thể
Người có hành vi phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt chủ quan
Người phạm tội nêu trên phải thực hiện hành vi với lỗi cố ý
Người vi phạm tội này phải chịu hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Ở tội phạm này chúng ta cần phân biệt rõ với tội hành hạ người khác. Hai tội này về bản chất giống nhau nhưng khác về đối tượng chịu tác động.
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Pháp luật chỉ cho phép các cá nhân mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Những người mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt hành chính và những người tổ chức sẽ bị xử lý hình sự.
Đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng về đạo đức của con cái trong quan hệ hôn nhân gia đình. Con cái ngược đãi cha mẹ sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
Nếu trẻ em không phải là con của mình thì người phạm tội sẽ bị xử lý hình sự về tội hành hạ người khác.
Nếu trẻ em là con của mình thì người phạm tội bị xử lý hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm