Bắt giữ người trái pháp luật - hành vi xâm phạm quyền tự do con người!

Bởi Trần Thu Hoài - 28/09/2021
view 311
comment-forum-solid 0

Bắt giữ người trái pháp luật được xem là hành vi xâm phạm quyền tự do con người. Vậy hành vi bắt giữ người trái pháp luật là gì? Xử lý hành vi bắt giữ người trái pháp luật như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề trên.

Bắt giữ người trái pháp luật - hành vi xâm phạm quyền tự do con người! Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thế nào là hành vi bắt giữ người trái pháp luật?

Hành vi bắt giữ người trái pháp luật được hiểu là hành vi của một người hoặc của một nhó người không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện hành vi ngăn cả, tước đoạt sự tự do hoạt động, dịch chuyển thân thể của người khác trái với pháp luật quy định về căn cứ thẩm quyền và trình tự thủ tục. Trên thực tế hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được diễn ra một cách rất đa dạng, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng rất khác nhau.

Quy định của pháp luật về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Các yếu tố cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Mặt khách quan: Mặt khách quan của hành vi phạm tội này có các dấu hiệu sau:

(i) Đối với tội bắt người trái pháp luật quy định: được thể hiện ở hành vi khống chế người khác nhằm mục đích tạm giữ hoặc tạm giam họ;

Việc khống chế này có thể sử dụng đến vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay...(sau đó người bị hại thường bị dẫn vệ một địa điểm nhất định để tạm giữ hoặc tạm giam);

(ii) Đối với tội giữ (tạm giữ) người trái pháp luật: Việc này được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra khỏi sự kiểm soát của phía người phạm tội trong một thời gian ngắn (thường là dưới 24 giờ).

(iii) Đối với tội giam (tạm giam) người trái với pháp luật: Được thể hiện thông qua hành vi ngốt người bị bắt vào một nơi trong thời gian nhất định (như nhốt ở trong buồng, trong trại giam..).

(iv) Các dấu hiệu khác: Hành vi tiến hành bắt giữ, giam người nêu trên phải trái với pháp luật quy định, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Dấu hiệu trái pháp luật được thể hiện dựa trên các đặc điếm sau đây:

Người thực hiện hành vi bắt, giữ, giam người khác nhưng không có thẩm quyền.

Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng lại thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật như: Không có lệnh bắt, hoặc khi có lệnh lại không lập biên bản đúng theo quy định không có người chứng kiến, tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng...

Ngoài ra, nếu việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà có sử dụng đến vũ lực gây ra thương tích hoặc tổn hại về mặt sức khỏe cho người bị hại thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Tuy nhiên cần chú ý: Trong trường hợp phạm tội nhưng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (đưa ra các yêu sách về tài sản đối với thân nhân của người bị bắt) thì hành vi này sẽ bị cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân mà không cấu thành tội này.

Tội này thường để lại hậu quả là làm cho người bị hại hoặc do bị uất ức dẫn đến tự sát, hoặc bị tra tấn dùng nhịc hình, gây thương tích hoặc tổn hại về mặt sức khỏe...Tuy nhiên hậu quả đó không được xem là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ mang ý nghĩa trong việc định hình khung hình phạt hoặc lượng hình.

Mời bạn xem chi tiết về tội xúi giục người khác tự sát

Mục đích của tội này không phải là dấu hiệu mang tính bắt buộc, nhưng nếu có tương ứng với dấu hiệu cấu thành cơ bản của một loại tội khác, thì người có hành vi phạm tội sẽ bị tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đó.

Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ chưa đủ thì người có hành vi đó không phạm lỗi cố ý và đương nhiên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm này.

Tội phạm được xem là hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm mục đích bắt, giữ, giam người pháp luật.

Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân được pháp luật bảo vệ.

Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội này với lỗi cố ý.

Chủ thể: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự đều là chủ thể của tội phạm này.

Hình phạt của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Điều 157 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã ban hành quy định cụ thể, người nào bắt giữ người trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù trong thời gian từ 06 tháng đến 03 năm. Trừ trường hợp phạm tội nhằm chiếm đoạt người dưới 16 tuổi tại Điều 153 và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người (Điều 377).

Người phạm tội khi thực hiện một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 02 năm lên đến 07 năm:

(i) Hành vi phạm tội có tổ chức;

(ii) Trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

(iii) Trường hợp đối với người đang thi hành công vụ;

(iv) Có hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên;

(v) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

(vi) Trường hợp đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là họ đang mang thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

(viii) Khiến cho người bị hại hoặc gia đình của họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

(ix) Có hành vi gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân với mức tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% lên đến 60%.

Khung hình phạt năng nhất với tội danh này là phạt tù từ 05 năm lên đến 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Khiến cho nạn nhân tìm đến cái chết hoặc tự sát;

(ii) Có hành vi tra cấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn bại, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị hại;

(iii) Trường hợp gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe hoặc gây rối loạn về mặt tâm thần hoặc hành vi của người bị bắt, giữ, giam với mức tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội có thể bị phạt tù với thời gian lên đến 12 năm, cấm đảm nhận chức vụ nhất định đến 05 năm.

Một số câu hỏi thường gặp về tội bắt giữ người trái phép

Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ có vi phạm tội này không?

Việc tiến hành bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là những hành vi nằm ngoài quy định pháp luật cho phép. Vì vậy việc bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ được xem là hành vi phạm tội.

Công an bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 157 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì trường hợp người thi hành công vụ có hành vi bắt giữ người trái pháp luật sẽ bị phạt tù từ 02 năm lên đến 07 năm.

Có thể bạn quan tâm: Quyền tự do của con người

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.20380 sec| 1054.742 kb