Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Bởi Trần Thu Hoài - 11/12/2019
view 686
comment-forum-solid 0

Bạo hành trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, xâm hại thân thể, sức khỏe; tinh thần của trẻ em. Căn cứ vào tính chất, mức độ người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đai tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định pháp luật về bạo hành trẻ em

Theo Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2014 quy định về hành vi bạo lực trẻ em như sau: “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em”. Quy định này được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Theo đó, việc bạo hành trẻ em thể hiện có hành vi xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ; thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần; mua, bán trẻ em dưới mọi hình thức; Đánh tráo trẻ em vì bất cứ mục đích gì; xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em dưới mọi hình thức làm cho trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ; Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của người khác.

Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Theo Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng luôn được hưởng sự ưu tiên cao nhất. Mọi hành vi bạo hành trẻ em, xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ, người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Đối với hành vi bạo hành trẻ em không gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, theo đó bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.

Ngoài bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các tội sau:  Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 173); Tội vô ý làm chết người (Điều 128); Tội giết người (Điều 123) ; Tội hạnh hạ người khác (Điều 140)....

Tội cố ý gây thương tích: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu gây thương tích mà: Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; Dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi.

Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu…: Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu: Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm.

Tội hành hạ người khác: Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu: Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185; Người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em.

Bên cạnh đó người có hành vi bạo hành còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.66761 sec| 1026.68 kb