Hiểu đúng về tội bức tử theo quy định của pháp luật hình sự

Bởi Nguyễn Thị Thu Hồng - 27/09/2021
view 412
comment-forum-solid 0
Người phạm tội không trực tiếp giết người, nhưng lại hành hạ nạn nhân về tinh thần, thể xác bằng nhiều cách khác nhau, khiến nạn nhân không còn niềm tin muốn sống tiếp, từ đó đã lựa chọn cách tự tử, kết liễu cuộc đời. Pháp luật hình sự coi là hành vi bức tử và quy định thành tội phạm riêng biệt trong Bộ luật hình sự. 

 

1- Bức tử là gì

Có thể hiểu, bức tử có nghĩa là làm người khác phải tự sát, do đã gây ra nhiều hành vi có lỗi đối với nạn nhân như việc tàn ác, áp bức, đối xử bất công với đối phương... Bức tử cũng là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác.

Pháp luật hình sự Việt Nam vẫn luôn coi hành vi này là tội phạm. Do đó, tội bức tử được quy định trong Bộ luật hình sự kể từ năm 1985, sau đó các Bộ luật hình sự: Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đều ghi nhận tội bức tử là tội phạm riêng biệt so với các tội phạm khác.

2- Tội bức tử theo quy định của Bộ luật hình sự

[a] Yếu tố cấu thành tội bức tử

- Khách thể của tội phạm:

Bức tử chính là những hành vi đối xử độc ác, thường xuyên áp bức, ngược đãi cậy quyền, cậy thế đối xử bất công với người lệ thuộc hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, khiến cho người đó không còn niềm tin vào cuộc sống dẫn đến việc phải tự sát. Tội phạm này đã có hành vi xâm phạm trực tiếp đến sức khoẻ, nhân phẩm, và danh dự của người khác, đồng thời gián tiếp xâm phạm quyền sống của nạn nhân. Do đó, khách thể của tội bức tử chính là về quyền sống và quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

- Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện ở hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên áp bức hoặc ngược đãi, làm nhục nạn nhân. Ví dụ: người phạm tội đã thường xuyên bỏ đói, bỏ rét, gây ra sự phẫn nộ uất ức và bế tắc cho đối phương là người bị lệ thuộc. (i) Hành vi gây đau khổ về thể chất hay tinh thần của nạn nhân được cho là hành vi đối xử tàn ác với nạn nhân. Những hành vi này thường sẽ bị dư luận cũng như bị xã hội lên án. (ii) Hành vi đánh đập người khác nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe cho nạn nhân thì cấu thành tội bức tử. (iii) Thường xuyên ức hiếp nạn nhân là hành vi của người phạm tội dựa vào quyền thế, chức vụ, tiền tài để đàn áp, áp bức người lệ thuộc mình, làm điều bất công, phi lý đối với nạn nhân như: trả lương không công bằng, đánh đập không được kêu la, bớt xén tiêu chuẩn chế độ... Hành vi ức hiếp phải xảy ra thường xuyên thì mới coi là phạm tội. (iv) Ngược đãi đối với nạn nhân là hành vi đối xử tàn nhẫn, trái với lương tâm, đạo đức và trái với lẽ phải. (v) Hành vi làm nhục nạn nhân là xúc phạm đến danh dự, uy tín và nhân phẩm của người bị lệ thuộc mình như: chửi rủa, xỉ vả nạn nhân trước đám đông, tung tin đồn không đúng sự thật để xã hội đánh giá nạn nhân xấu xa, tội lỗi,... Nạn nhân sẽ phải lệ thuộc vào người phạm tội và kết quả là chính nạn nhân tự tước bỏ quyền được sống của mình. Hậu quả dẫn đến nạn nhân thực hiện hành vi tự tử, cho dù nạn nhân có chết hay không chết cũng không ảnh hưởng đến việc người gây ra hành vi tự tử của nạn nhân phải chịu tội bức tử.

- Chủ thể của tội phạm bức tử:

Đó có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không quốc tịch. Tuy nhiên chủ thể của tội bức tử phải là người được nạn nhân lệ thuộc mới có thể thực hiện hành vi bức tử với nạn nhân và thực hiện bởi bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội bức tử đã hành vi do lỗi cố ý gián tiếp hoặc do lỗi vô ý (i) Đối với lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát, thấy trước hậu quả là người bị hại sẽ tự sát - hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. (ii) Lỗi vô ý gồm: Lỗi vô ý do quá tự tin là người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; Lỗi vô ý do quá cẩu thả do người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. 

[b] Hình phạt đối với tội bức tử 

Tội bức tử hiện nay đang được pháp luật quy định tại điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau: (i) Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. (ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: Đối với hai người trở lên; Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai. Mời bạn xem thêm tài liệu về hành vi xúi giục người khác tự sát để có thể so sánh được với tội bức tử một cách chi tiết!

Tội bức tử là tội phạm cấu thành vật chất: bởi vì người phạm tội thực hiện các hành vi đã được nêu ở mặt khách quan phải dẫn đến hậu quả là lại nhân (tức người bị đối xử tàn ác thường xuyên bị ức hiếp, bị ngược đãi bất công hoặc bị làm nhục) sau đó tự làm chấm dứt cuộc sống của chính mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hiểu tội bức tử sao cho đúng luật? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hiểu tội bức tử sao cho đúng luật? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư hình sự, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.17937 sec| 1022.461 kb