Nội dung bài viết [Ẩn]
Tội nhận hối lộ được cấu thành do lỗi của người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền bạc, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo nhu cầu của người đưa hối lộ.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đai tư vấn (24/7): 1900 6198
Điều 352 Bộ luật hình sự năm 2015 (và sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về khái niệm tội phạm về chức vụ như sau: "Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm đến các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ và nhiệm vụ".
Tìm hiểu thêm các tội vi phạm nghiêm trọng về chức vụ.
Theo quy định của pháp luật hình sự thì nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hay tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Có thể thấy, việc nhận hối lộ là một trong những hành vi tham nhũng gây nên nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm vào hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Như vậy, dựa trên quy định của Bộ luật Hình sự, tội nhận hối lộ thuộc một trong những tội phạm về chức vụ.
Chủ thể của tội này bao gồm hai nhóm, cụ thể như sau:
(i) Nhóm chủ thể thứ nhất: Chủ thể của tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị hay tổ chức chính trị của nhà nước.
(ii) Nhóm chủ thể thứ hai: Là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước. Đây là nhóm chủ thể mới được quy định mà trước đây Bộ luật hình sự năm 1999 chưa quy định.
Về mặt khách thể: Khách thể của loại tội phạm này nhìn chung đó là các hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, bình thường, tính chuẩn mực trong công tác của cơ quan, tổ chức do nhà nước quy định. Quy định về đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền bạc, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ không nhận tiền của, tài sản mà nhận tình cảm của người khác giới thì không coi là nhận hối lộ.
Về mặt khách quan của tội phạm: Có hành vi "nhận” của hối lộ từ người khác nhằm làm hoặc không làm một việc gì đó vì mục đích vụ lợi, người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới vất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ. Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau (trường hợp sẽ nhận là trường hợp người có chức vụ chưa nhận tiền của hối lộ nhưng có căn cứ cho rằng đã có sự thỏa thuận về việc nhận hối lộ sau khi thực hiện xong một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ).
Trong một số trường hợp mà người có chức vụ nhận quà biếu sau khi đã làm đúng chức trách của mình không được coi là nhận hối lộ, bởi giữa người có chức vụ và người đưa quà biếu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc tặng quà biếu, người nhận quà biếu thực hiện công việc của mình đúng chức năng, quyền hạn, vô tư thì quà biếu được như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng, đạo đức của người Việt nam.
Về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ: Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được họ là người có quyền hạn và có chức vụ, tuy nhiên họ lại lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền hối lộ của người khác. Có thể thấy đây chính là hành vi trái với pháp luật, đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, người phạm tội vẫn mong muốn nhận được tiền của, tài sản hối lộ, thậm chí còn có những hành thể hiện sự vi vòi vĩnh, hay gợi ý, nhũng nhiễu đối với người đưa hối lộ.
Tội nhận hối lộ hoàn thành ở một trong hai thời điểm đó là: thời điểm nhận hối lộ (trường hợp không chủ động đòi hối lộ) và thời điểm thứ hai là thời điểm đòi hối lộ.
Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.
Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
(i) Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất.
(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
(iii) Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
(iv) Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
(v) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
(vi) Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
(vii) Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”
Với tội danh đưa hối lộ có những mức hình phạt sau:
Về tội danh cơ bản, nêu người phạm tội đưa hối lộ trong khoảng sau thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Lợi ích phi vật chất.
Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
Tội môi giới hối lộ là hành vi cố ý làm trung gian, làm cầu nối giữa người nhận và người đưa hối lộ để đạt được thỏa thuận về việc người nhận hối lộ sẽ làm hoặc không làm một yêu cầu của người đưa hối lộ để đổi lấy tài sản hoặc một lợi ích vật chất.
Có thể bạn quan tâm về tội môi giới mại dâm
Tội môi giới hối hộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
(i) Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; b) Lợi ích phi vật chất.
(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
(iii) Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
(iv) Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
(v) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
(vi) Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
(vii) Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Bạn có thể tham khảo các tài liệu pháp luật về lĩnh vực hình sự khác.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm