Kiến nghị sửa đổi để đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 861
comment-forum-solid 0
Nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc đóng vai trò hết sức quan trọng và được thừa nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản, là trụ cột chính kiến tạo nên hệ thống pháp luật tố tụng hình sự của các nhà nước văn minh, công bằng.

Về mô hình tố tụng

Mô hình tố tụng, như trên đã nói, mô hình tố tụng của Việt Nam hiện này là mô hình tố tụng xét hỏi có  cài đặt những yếu tố tranh tụng. Với việc dồn toàn bộ gánh nặng chứng minh lên Nhà nước, cụ thể là các cơ quan tố tụng hình sự (TTHS). Tuy nhiên, đặc trưng của mô hình tố tụng Việt Nam hiện nay là sự mờ nhạt, thụ động  của các chủ thể khác. Hạn chế này cho thấy nó không đảm bảo các  nguyên tắc khác của TTHS trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội

Bên cạnh đó, mô hình tố tụng hiện này còn cho thấy nó chưa có sự phân biệt rõ ràng, rành mạch các chức năng của tố tụng là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. BLTTHS cũng thiết không theo chức năng này mà theo thẩm quyền của từng cơ quan trong  quá trình tố tụng hình sự được phân chia thành các giai đoạn. Chính vì không có sự rành mạch về chức năng dẫn đến sự chồng lấn trong chức năng, ví dụ Toà án có chức năng buộc tôi như trả hồ sơ để điều tra bổ sung, khởi tố vụ án hình sự. BLTTHS năm 2015 đã cho thấy những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhưng nhìn chung chưa cho thấy sự thay đổi về mô hình tố tụng. Tố tụng của chúng ta vẫn là tố tụng xét hỏi có cài đặt yếu tố tranh tụng bằng việc quy định nguyên tắc tranh tụng và bổ sung thêm các quy định nhằm tăng cường tranh tụng. Tuy nhiên, nhiều quy định, đặc biệt là quy định các quyền tố tụng của các chủ thể có trong mô hình tranh tụng được bổ sung nhưng thực tế cho thấy sự cài đặt này là không nhuần nhuyễn. Những quyền tố tụng, ví dụ quyền bào chữa, tranh tụng chỉ phát huy hiệu quả cao khi và chỉ khi nó được đặt trong mô hình tố tụng tranh tụng  thực chất. Chính vì vậy tố tụng hình sự Việt Nam chứa đựng các yếu tố của tố tụng buộc tội. Quá trình tố tụng là quá trình buộc tội qua các giai đoạn, mức độ khác nhau và các chủ thể khác nhau để buộc tội.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Cần tiếp tục hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam theo hướng mở rộng hơn nữa tranh tụng trong cả quá trình tố tụng. Tiếp cận tố tụng hình sự theo hướng tiếp cận quyền con người thay vì tư duy trấn áp tội phạm; phân định rành mạch các chức năng tố tụng trong đó trả Tòa án về đúng vị trí vai trò của nó là chức năng xét xử. Theo đó, cần phân định rành mạch các chức năng tố tụng và tương ứng với mỗi chắc năng có một cơ quan tư pháp đảm nhiệm. Theo đó, chức năng buộc tội thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, chức năng gỡ tội thuộc về  người bào chữa, người bị buộc tội,  chức năng xét xử thuộc về Toà án; đảm bảo cho các bên gỡ tội được bình đẳng với bên buộc tội, thể hiện ở việc có các quy định nhằm đảm bảo cho bên gỡ tội thực hiện chức năng này đó là hệ thống quyền của họ cũng như cơ chế đảm bảo cho họ thực hiện quyền này.

Về chứng cứ, chứng minh

Về nguyên tắc, mọi chứng cứ do người có thẩm quyền thu thập đúng trình tự, thủ tục đều có giá trị pháp lý ngang nhau nên phải được đánh giá, sử dụng như nhau nhưng bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam chưa thể hiện được điều này. Vẫn còn sự bất bình đẳng trong thu thập, đánh giá chứng cứ. BLTTHS quy định luật sư có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, nhưng lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của luật sư. Giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật do luật sư thu thập không cao, thậm chí không được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận.  BLTTHS 2015 không lượng hóa chứng cứ để chứng minh trong vụ án hình sự, mà chỉ quy định “chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự” nên trong mỗi vụ án cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng có quyền xác định số lượng chứng cứ cần và đủ để giải quyết vụ án hình sự.

BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015 quy định, thẩm quyền đánh giá, sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự hoàn toàn thuộc về người tiến hành tố tụng nhưng Bộ luật này lại không quy định cụ thể về việc đánh giá, sử dụng chứng cứ không phải do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập mà chỉ đưa ra yêu cầu chung là “phải xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án”.  Quy định chung chung như vậy khó tránh khỏi sự áp đặt, duy ý chí, chỉ coi trọng chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, dẫn đến phiến diện, oan sai.

Hoàn thiện nguyên tắc pháp chế

Hoàn thiện nguyên tắc theo hướng không chỉ nhấn mạnh tính hợp pháp của các hoạt động tố tụng của bản án quyết định mà cần khẳng định hậu quả pháp lý của việc vi phạm pháp chế bằng cách bổ sung nội dung: Mọi hoạt động tố tụng, chứng cứ sẽ không được thừa nhận nếu không được thực hiện hiện một cách hợp pháp . Với nội dung này, chẳng những đạt được mục đích bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền nói chung mà còn đảm bảo cho tố tụng hình sự xác định được sự thật của vụ án, làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề khác của tố tụng hình sự.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.40035 sec| 1006.688 kb